Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh tại Việt Nam Cộng hòa Embassy of the United Kingdom in the Republic of Vietnam ![]() | |
---|---|
Địa điểm | ![]() |
Địa chỉ | 25 Đại lộ Thống Nhứt, Quận 1, Sài Gòn (1975) [1] |
Đại sứ | John Bushell (cuối cùng)[2] |
Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh tại Việt Nam Cộng hòa (tiếng Anh: Embassy of the United Kingdom in the Republic of Vietnam), thường gọi là Đại sứ quán Anh tại Nam Việt Nam, là cơ quan đại diện ngoại giao do Vương quốc Liên hiệp Anh thành lập tại thủ đô Sài Gòn của Việt Nam Cộng hòa. Cơ quan này đóng cửa vào ngày 21 tháng 3 năm 1975, một tháng trước khi Sài Gòn thất thủ.[2]
Ban đầu cơ quan này được gọi là Công sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh tại Quốc gia Việt Nam. Công sứ quán chính thức thành lập vào năm 1950 rồi về sau được nâng cấp thành Đại sứ quán vào năm 1954. Sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa khai sinh vào ngày 26 tháng 10 năm 1955, cơ quan này được đổi tên thành Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh tại Việt Nam Cộng hòa và hoạt động cho đến khi đóng cửa vào ngày 21 tháng 3 năm 1975.
Năm 1949, chính phủ Anh thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, Anh đã cử vị công sứ thường trú đầu tiên. Đến năm 1954 và 1956, cơ quan đại diện ngoại giao của hai nước được nâng cấp từ công sứ quán lên đại sứ quán.
Số | Tên gọi | Bổ nhiệm | Nhậm chức | Trình Quốc thư | Từ chức | Cấp bậc | Chức vụ | Ghi chú | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | Frank Stannard Gibbs[3] | 16 tháng 11 năm 1950 | 1951 | Công sứ | Công sứ đặc mệnh toàn quyền | Ngày 2 tháng 7 năm 1947, ông được bổ nhiệm làm Tổng Lãnh sự Anh tại Sài Gòn.[4] Ông còn là Công sứ Anh đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời từng là Công sứ Anh tại Campuchia[5] và Lào.[6] | |||
2 | Hubert Ashton Graves[7] | 4 tháng 5 năm 1951[8] | 5 tháng 6 năm 1951 | 26 tháng 10 năm 1954[8] | Công sứ | Công sứ đặc mệnh toàn quyền | Ông từng là Công sứ Anh tại Campuchia [5] và Lào[6] cho đến năm 1954, và được thăng chức Đại sứ vào ngày 26 tháng 10 năm 1954.[8] |
Năm 1954 và 1956, hai nước đã nâng cấp phái viên thường trú lên thành đại sứ.
Số | Tên gọi | Bổ nhiệm | Nhậm chức | Trình Quốc thư | Từ chức | Cấp bậc | Chức vụ | Ghi chú | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | Hubert Ashton Graves[9] | 26 tháng 10 năm 1954[8] | 1954 | Đại sứ | Đại sứ đặc mệnh toàn quyền | Công sứ được thăng làm đại sứ,[8] đại sứ đầu tiên sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Anh và Nam Việt Nam. | |||
2 | Hugh Southern Stephenson[10] | 30 tháng 10 năm 1954[8] | 23 tháng 11 năm 1954 | 1957 | Đại sứ | Đại sứ đặc mệnh toàn quyền | |||
3 | Roderick Parkes | 5 tháng 4 năm 1957[11] | 4 tháng 5 năm 1957[12][13] | 1960 | Đại sứ | Đại sứ đặc mệnh toàn quyền | |||
4 | Henry Hohler | 1 tháng 3 năm 1960[11] | 31 tháng 3 năm 1960[14] | 1963 | Đại sứ | Đại sứ đặc mệnh toàn quyền | |||
5 | Gordon Etherington-Smith | 1963 | 1966 | Đại sứ | Đại sứ đặc mệnh toàn quyền | ||||
6 | Peter Wilkinson | 1966 | 1967 | Đại sứ | Đại sứ đặc mệnh toàn quyền | ||||
7 | Crawford Murray MacLehose | 1967 | 1969 | Đại sứ | Đại sứ đặc mệnh toàn quyền | ||||
8 | John Moreton | 1969 | 1971 | Đại sứ | Đại sứ đặc mệnh toàn quyền | ||||
9 | Brooks Richards | 1972 | 5 tháng 2 năm 1972 | 1974 | Đại sứ | Đại sứ đặc mệnh toàn quyền | |||
10 | John Bushell[15] | 1974[15] | 28 tháng 3 năm 1974 | 21 tháng 3 năm 1975[2][15] | Đại sứ | Đại sứ đặc mệnh toàn quyền | Cuối cùng, ông kiêm nhiệm làm Đại sứ Anh tại Cộng hòa Khmer từ ngày 18 tháng 2 năm 1975, nhưng không tới nhậm chức được do Phnôm Pênh đang bị Khmer Đỏ vây hãm.[2] |
4 Mai : S.E. M. Roderick Wallis Parkes, Ambassadeur Extraordinaire et Plénipotentiaire du Royaume Uni, présenteses lettres de créance au Président Ngô Dinh Diêm. Il succède à Sir Hugh Stephenson, nommé Consul Général à New-York.
May 4 : H.E. Roderick Wallis Parkes, Ambassador extraordinary and plenipotentiary of the United Kingdom, who replaces Sir Hugh Stephenson, appointed Consul General in New-York, presents his credentials to President Ngo Dinh Diem.