Đấu trí (chương trình truyền hình)

Đấu trí
Định dạngTrò chơi truyền hình
Sáng lậpAnt & Dec
Dẫn chương trìnhNguyễn Tùng Chi
Lại Văn Sâm
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số phần1
Sản xuất
Thời lượng60 phút (bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtBHD
Đài Truyền hình Việt Nam
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
Phát sóng29 tháng 10 năm 2007 (2007-10-29) – 5 tháng 9 năm 2008 (2008-09-05)
Thông tin khác
Chương trình liên quanPokerFace (Anh)

Đấu trí là một chương trình trò chơi truyền hình do công ty BHDĐài Truyền hình Việt Nam phối hợp sản xuất, được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 29 tháng 10 năm 2007 đến ngày 5 tháng 9 năm 2008. Đây là phiên bản Việt Nam của chương trình PokerFace do đài truyền hình ITV của Anh Quốc sản xuất, với định dạng do hai người dẫn chương trình Ant McPartlin và Declan Donnelly sáng lập. Chương trình do nhà báo, biên tập viên Nguyễn Tùng ChiLại Văn Sâm dẫn dắt.

Tên gọi PokerFace của phiên bản gốc được lấy cảm hứng từ yếu tố bluffing (tạm dịch là "tháu cáy") trong trò chơi bài poker, tại đây người chơi không cần có hiểu biết rộng, nhưng cần có khả năng đánh lừa những người chơi khác rằng mình có hiểu biết rộng để giành chiến thắng.[1][2]

Luật chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi chương trình bao gồm sáu người chơi tham gia. Mở đầu mỗi tập là phần "Chào hỏi" với phần giới thiệu bản thân của cả sáu người, tại đây họ có thể nói ra thông tin đúng hoặc sai theo ý muốn của mình; tính đúng sai của thông tin được hiển thị cho khán giả truyền hình biết. Sáu người chơi sau đó bước lên sân khấu chính, mỗi người ngồi riêng trước một màn hình trong đó chỉ hiển thị số điểm mà họ đạt được.

Vòng 1 có tám câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu có ba phương án lựa chọn. Người chơi có ba giây để chốt phương án trả lời, nếu đúng sẽ được 200 điểm (mỗi điểm tương đương 1.000 đồng), sai không có điểm. Kết quả của mỗi câu hỏi và bảng xếp hạng được công bố đến khán giả truyền hình, và ở cuối vòng thi hai MC sẽ đặt câu hỏi về việc người chơi cảm thấy mình đã thể hiện như thế nào tại vòng thi; ở thời điểm này, người chơi cũng có thể nói thật hay nói dối theo ý mình tương tự như phần "Chào hỏi". Tiếp theo, cả sáu người chơi cùng di chuyển lên vị trí đứng, mỗi vị trí có một nút bấm màu đỏ. Người đầu tiên bấm nút trong 10 giây đếm chậm sẽ dừng cuộc chơi và ra về với số tiền đã tích lũy được. Nếu không có ai bấm nút sau 10 giây, người có số điểm thấp nhất sẽ bị loại mà không có tiền thưởng. Trong trường hợp có nhiều người cùng ít điểm nhất, người có tổng thời gian trả lời chậm hơn sẽ bị loại. Người dừng chơi hoặc bị loại sẽ bước vào phòng riêng phía sau sân khấu để được phỏng vấn và xem bảng điểm cuối vòng thi.

Bốn vòng tiếp theo có luật chơi tương tự như vòng 1, mỗi vòng có năm câu hỏi với điểm số mỗi câu tăng thêm 100 điểm ở mỗi vòng lên tối đa 600 điểm ở vòng 5. Kết thúc vòng 5, người trụ lại sau cùng sẽ nhận 15 triệu đồng và bước tiếp vào vòng bán kết. Trận bán kết có thể thức giống trận thường với điểm số ở các vòng tăng gấp 1,5 lần, và tiền thưởng cho người chiến thắng là 20 triệu đồng cùng suất tham gia trận chung kết. Ở trận chung kết, điểm số tại mỗi vòng tăng gấp đôi so với trận thường và người chiến thắng sẽ nhận được 40 triệu đồng; qua đó tổng giải thưởng chung cuộc cho người chơi là 75 triệu đồng (khi chương trình mới phát sóng, mức tiền thưởng ở trận bán kết là 30 triệu đồng và chung kết là 60 triệu đồng, tương ứng với tổng tiền thưởng chung cuộc là 105 triệu đồng).[3][4]

Phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đấu trí lên sóng tập đầu tiên vào ngày 29 tháng 10 năm 2007 với khung giờ là 20 giờ thứ hai hàng tuần, đánh dấu lần đầu tiên Nguyễn Tùng ChiLại Văn Sâm cùng dẫn dắt theo cặp trong một trò chơi truyền hình.[4][5][6] Ban tổ chức quảng bá đây là một chương trình mà ở đó "nếu tự tin, bản lĩnh, người chơi có thể chiến thắng dù không hiểu hoặc không biết câu trả lời".[2][7] Chương trình kết thúc với tập chung kết phát sóng vào tối thứ sáu, ngày 5 tháng 9 năm 2008.[3]

Theo một bài viết trên báo Tổ quốc vào năm 2009, Đấu trí dù được đặt nhiều kỳ vọng nhưng đã sớm "chết yểu" chỉ sau vài tháng và phải "lặng lẽ rút vào hậu trường với không lời giải thích". Chương trình Đấu trường 100, vốn đang phát vào 22 giờ thứ sáu, được chuyển sang khung giờ còn trống sau khi chương trình ngừng phát sóng.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ant and Dec set for new quiz show” [Ant và Dec sẽ dẫn dắt cuộc thi đố kiến thức mới]. RTÉ (bằng tiếng Anh). 23 tháng 3 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ a b H. Nguyệt (30 tháng 10 năm 2007). “Trò chơi "Đấu trí" thay cho game show "Ai là ai?". Dân Trí. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ a b Phan Việt (20 tháng 8 năm 2008). “75 triệu đồng cho người vô địch "Đấu trí". Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ a b Nhật Thảo (29 tháng 10 năm 2007). “Đấu trí – gameshow mới của VTV3 sắp trình làng”. An ninh thủ đô. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ H. Lê (28 tháng 10 năm 2007). “Ba game show mới trên VTV3”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ Anh Bảo (1 tháng 11 năm 2007). "Tạo ra gameshow thuần Việt là cả quá trình dài". Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ a b Khánh Nguyên (8 tháng 5 năm 2009). “Ngày càng "bội thực" gameshow!”. Tổ quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)
Vật phẩm thế giới Ouroboros - Overlord
Vật phẩm thế giới Ouroboros - Overlord
Ouroboros Vật phẩm cấp độ thế giới thuộc vào nhóm 20 World Item vô cùng mãnh mẽ và quyền năng trong Yggdrasil.
3 chiếc túi hiệu thú vị được lòng giới thời trang, nàng công sở cá tính hẳn cũng mê mệt
3 chiếc túi hiệu thú vị được lòng giới thời trang, nàng công sở cá tính hẳn cũng mê mệt
Nếu để chọn ra nững mẫu túi hiệu thú vị đáp ứng được các tiêu chí về hình khối, phom dáng, chất liệu, mức độ hữu dụng cũng như tính kinh điển thì bạn sẽ chọn lựa những mẫu túi nào?
Kỹ thuật Feynman có thể giúp bạn nhớ mọi thứ mình đã đọc
Kỹ thuật Feynman có thể giúp bạn nhớ mọi thứ mình đã đọc
Nhà vật lý đoạt giải Nobel Richard Feynman (1918–1988) là một chuyên gia ghi nhớ những gì ông đã đọc