Lại Văn Sâm

Lại Văn Sâm
Lại Văn Sâm trong chương trình Mặt trời bé con
Sinh10 tháng 6, 1957 (67 tuổi)[1]
Phú Thọ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Học vịĐại học Tổng hợp Tashkent
Nghề nghiệp
Năm hoạt động1987 – 2021
2022 – nay
Nổi tiếng vìNgười thành lập và làm dẫn chương trình cho kênh VTV3
Con cáiLại Bắc Hải Đăng
Giải thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhất

Lại Văn Sâm (sinh ngày 10 tháng 6 năm 1957) là một nam nhà báo, biên tập viên, nhà sản xuất truyền hình,đạo diễn truyền hình kiêm người dẫn chương trình truyền hình người Việt Nam.

Là một trong những người đầu tiên đề xuất đưa các trò chơi truyền hình trên kênh VTV3, ông được biết đến nhiều nhất với vai trò là người chỉ đạo sản xuất,tổng đạo diễn chương trình kiêm người dẫn chương trình cho các trò chơi truyền hình của VTV3 gồm SV, Trò chơi thi đấu liên tỉnh, Đấu trí, Đường lên đỉnh Olympia, Chiếc nón kỳ diệu, Hãy chọn giá đúng, Chúng tôi là chiến sĩ, Ai là triệu phú, Trò chơi âm nhạc, Không giới hạn – Sasuke Việt Nam, Quý ông đại chiến, Ký ức vui vẻCơ hội cho ai. Ngoài ra, ông còn là người dẫn chương trình cho các trò chơi truyền hình do công ty Lasta Multimedia thực hiện.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Lại Văn Sâm tại Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2, tháng 11 năm 2020

Từ năm 1975 đến năm 1981, Lại Văn Sâm học tại Đại học Tổng hợp Tashkent, Liên Xô chuyên ngành ngôn ngữ Hindi. Sau đó, ông quyết định về Việt Nam lập nghiệp nhưng gặp không ít khó khăn khi tìm kiếm công việc phù hợp. Ông từng phải quay trở lại Nga để lao động xuất khẩu, làm phiên dịch nhưng sau cùng ông vẫn chọn về nước.

1987 - 2021: Hình thành và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi về nước năm 1987, ông phụ bán hàng cho mẹ vợ ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội. Cuối năm 1987, ông đến thử việc tại VTV và làm biên dịch viên cho các bản tin thể thao của Liên Xô sang tiếng Việt, rồi được giao nhiệm vụ phụ trách biên tập và bình luận các chương trình thể thao của Liên Xô và thế giới hàng tuần. Đến đầu năm 1988, ông dừng làm việc tại đài truyền hình và quay về công việc cũ ở chợ Đồng Xuân.[2]

Tháng 6 năm 1988, ông trở lại làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam đúng vào thời điểm Giải vô địch bóng đá châu Âu diễn ra tại Đức, vì lúc này VTV cần người để tường thuật, tổng kết các sự kiện. Trong thời gian này, điều kiện cơ sở vật chất của VTV đang còn thiếu thốn, các chương trình bình luận bóng đá thường chỉ là chương trình phát lại, công việc bình luận cũng khá vất vả vì thiếu nhân sự. Cũng trong năm đó, ông cùng Trần Tiến Đức, Vũ Huy Hùng được giao nhiệm vụ tường thuật trực tiếp các trận đấu của Thế vận hội Mùa hè 1988 tại Seoul, đó cũng là năm đầu tiên VTV tường thuật trực tiếp một sự kiện thể thao của thế giới. Khi ấy, việc tiếp cận thông tin về các đội bóng đá để tường thuật còn rất khó khăn, hầu như bình luận viên không có thông tin gì trước trận đấu về những đội tham gia.[3] Năm 1990, ông ngưng việc bình luận thể thao để chuyển sang dẫn dắt chương trình V.K.T.[4]

Năm 1992, Lại Văn Sâm ngừng công việc bình luận thể thao vì bận bịu trong vai trò quản lý, dù vậy ông vẫn dành thời gian cho niềm đam mê thể thao của mình. Những lần cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á, ông cũng vẽ lên mặt những lá cờ, cũng hò reo hết mình và hòa vào không khí sôi động của khán đài.[5] Ông còn là một người hâm mộ của câu lạc bộ Anh Liverpool.

Năm 1995, ông quyết định kết thúc chương trình V.K.T và chuyển hướng sang chuẩn bị cho ra một chương trình mới - SV 96.[6] Năm 1996, ông cùng những người làm trong đội chuẩn bị lên sóng kênh VTV3 trong 1 tháng. Ngày 31 tháng 3 năm ấy, VTV3 chính thức lên sóng. Năm 1997, khi Ban Biên tập chương trình Thể thao, Giải trí và Thông tin Kinh tế của Đài được thành lập, ông giữ vai trò Trưởng ban. Ông cũng là Trưởng ban đầu tiên của Ban này.

Vì là một trong những người đầu tiên đề xuất đưa các trò chơi truyền hình trên kênh VTV3, nên ông còn là người dẫn chương trình đầu tiên của nhiều gameshow trên VTV3. Bên cạnh vai trò dẫn chương trình, ông còn đảm nhiệm vai trò chỉ đạo sản xuất, chịu trách nhiệm nội dung cho nhiều gameshow của VTV3.

Từ đầu tháng 7 năm 2017, ông chính thức nghỉ hưu tại Đài Truyền hình Việt Nam,[7] nhưng ông vẫn dẫn một số chương trình của VTV như Ai là triệu phú, Mặt trời bé con (VTV3) và Lễ trao giải VTV Awards - Điểm hẹn 2017 (VTV1) cho đến hết cuối năm 2017.

Từ năm 2018 đến nay, Lại Văn Sâm đã và đang tham gia dẫn một số chương trình truyền hình thực tế, như Quý ông đại chiến, Ký ức vui vẻCơ hội cho ai. Tần suất xuất hiện được nhiều khán giả đánh giá nhiều hơn cả thời điểm ông còn đương chức ở VTV. Bản thân nhà báo gạo cội cũng thừa nhận ông đắt show hơn sau khi về hưu.[8]

2021 - 2022: Tạm ngừng hoạt động và nghỉ hưu vì lý do cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 5 năm 2021, sau khi làm MC ở tập cuối của chương trình Ký ức vui vẻ, Lại Văn Sâm tuyên bố tạm thời ngừng hoạt động và nghỉ hưu. Từ lúc đó, ông dành thời gian tập trung chăm sóc cho gia đình và ít hoạt động trên Facebook.

2022 - nay: Trở lại và thành công mới

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 7 năm 2022, sau 1 năm vắng bóng trên truyền hình, Lại Văn Sâm đã chính thức quay trở lại với vai trò làm giám khảo của cuộc thi Khoảnh khắc gia đình trong chương trình Cuộc sống tươi đẹp. Đây là lần đầu tiên mà ông quay trở lại Đài Truyền hình Việt Nam với chức vụ mới kể từ sau 5 năm nghỉ hưu tại VTV. Từ tháng 5 năm 2023, Lại Văn Sâm đã chính thức quay trở lại với vai trò làm MC. Từ đó, ông chỉ dẫn một vài chương trình của VTV và một vài chương trình truyền hình thực tế.

Một số chương trình truyền hình đã tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông dẫn dắt chương trình ở 2 kỳ SV 96 và SV 2000.

Ông dẫn dắt chương trình ở ba mùa giải đầu tiên.

Ông cùng với Đỗ Hồng Cư dẫn dắt chương trình trong suốt thời gian lên sóng.

Khách của VTV3

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt thời gian phát sóng, ông luôn là người dẫn dắt chương trình.

Đấu trí

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông cùng với nhà báo Tùng Chi dẫn dắt chương trình trong suốt thời gian lên sóng.

Ông đảm nhận dẫn dắt chương trình này trong khoảng thời gian từ lúc khi bắt đầu phát sóng cho đến hết ngày 14/7/2001. Từ ngày 21/7/2001, ông không phải ở vị trí này vì lý do bận việc cá nhân riêng của mình. Người kế nhiệm vị trí của ông là nhà báo Long Vũ. Nhưng đến ngày 14/5/2011, ông đã bất ngờ trở lại dẫn dắt chương trình kỷ niệm 10 năm phát sóng chương trình.

Bên cạnh MC Anh Tuấn, ông là nhân tố mới của chương trình vào số phát sóng kỷ niệm 2 năm chương trình lên sóng phiên bản mới và kỷ niệm 37 năm thành lập VTV.

Ông đảm nhận dẫn dắt chương trình này trong khoảng thời gian từ lúc khi bắt đầu lên sóng cho đến hết ngày 18/12/2004. Từ ngày 25/12/2004, ông không phải ở vị trí này vì lý do bận việc cá nhân riêng của mình. Người kế nhiệm vị trí của ông là nhà báo Lưu Minh Vũ. Nhưng đến ngày 30/3/2014, ông đã bất ngờ trở lại dẫn dắt chương trình kỷ niệm 10 năm phát sóng chương trình.

Ông đảm nhận dẫn dắt chương trình này trong khoảng thời gian từ lúc khi bắt đầu phát sóng cho đến hết cuối năm 2017. Sau khi ông chính thức nghỉ hưu từ năm 2018, người kế nhiệm vị trí của ông là nhà báo Phan Đăng.

Trong suốt thời gian lên sóng phiên bản Ghế nóng, ông luôn là người dẫn dắt chương trình.

Ông đồng hành cùng với MC Hoàng Linh trong khoảng 3 năm đầu tiên.

Ông dẫn dắt chương trình cùng với MC Nguyên Khang ở mùa đầu tiên, và còn là MC khách mời ở mùa thứ 5 cùng với MC Thành Trung.

Ông dẫn dắt chương trình trong khoảng 9 năm đầu tiên.

Ông dẫn dắt chương trình trong năm 2016

Mặt trời bé con

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông dẫn dắt chương trình trong suốt thời gian lên sóng.

Quý ông đại chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông dẫn dắt chương trình ở mùa đầu tiên.

Ông dẫn dắt chương trình ở 3 mùa đầu tiên.

Ông dẫn dắt chương trình ở mùa đầu tiên.

Sống ở mỏ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông dẫn dắt chương trình trong suốt thời điểm phát sóng.

Cà phê sáng với VTV3

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông cùng với các MC khác dẫn dắt chương trình trong suốt thời gian lên sóng.

Giám khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • SV 2012, SV 2016 và SV 2020 - VTV3
  • Siêu trí tuệ Việt Nam - HTV2
  • Chuyên gia Ngoại Hạng nhí - K+
  • Khoảnh khắc gia đình (một phần trong chương trình Cuộc sống tươi đẹp) - VTV3

Một số sự kiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Khách mời

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Có hẹn cùng thanh xuân - VTV3
  • Cuộc sống thường ngày - VTV1

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngày 5 tháng 10 năm 2008, Lại Văn Sâm được nhận giải thưởng "Người dẫn chương trình gameshow được yêu thích nhất" của Đài Truyền hình Việt Nam theo kết quả của cuộc bầu chọn do Tạp chí Truyền hình tổ chức.
  • Năm 2017, Lại Văn Sâm được nhận Huân chương Lao động hạng nhất.[9]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Lại Văn Sâm có con trai là đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng, hiện đang là Phó trưởng Ban Sản xuất các chương trình Giải trí (VTV3), Đài Truyền hình Việt Nam. Trước khi giữ chức vụ như hiện nay, con trai của nhà báo từng giữ chức Phó giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VTV9).[12][13]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Lại Văn Sâm”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ “MC, Nhà báo Lại Văn Sâm: Truyền hình cho tôi tất cả”. VTV.vn. 23 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2019.
  3. ^ “MC Lại Văn Sâm tủi thân vì không ai nhận vào làm sau 12 năm du học”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ “MC quyền lực của VTV từng thất nghiệp, mẹ vợ phải nuôi”. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2020.
  5. ^ Quyết Thắng (1 tháng 7 năm 2006). “Lại Văn Sâm và những ngày làm bình luận viên - chuyện giờ mới kể”. 10 năm VTV3. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2006.
  6. ^ “Chuyện không thể nào quên của MC Lại Văn Sâm”. VNN. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2021.
  7. ^ 'MC quốc dân' Lại Văn Sâm: 'Thông tin về tôi trên mạng đa phần là sai'. thethaovanhoa.vn. 26 Tháng sáu 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2021. Truy cập 5 Tháng tư 2021.
  8. ^ “Sau 2 năm thôi chức trưởng ban VTV3, MC Lại Văn Sâm phủ sóng ra sao?”. VTC. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2020.
  9. ^ “Quyết định khen thưởng của chủ tịch nước”.[liên kết hỏng]
  10. ^ MC kỳ cựu Lại Văn Sâm có đáng bị "đả kích"?, Trang thông tin Tổng hợp Giải trí của Báo VietNamNet
  11. ^ MC Lại Văn Sâm dịch sai tại liên hoan phim, Báo điện tử Vietnamnet
  12. ^ dantri.com.vn. “Lại Bắc Hải Đăng: "Bây giờ tôi đã có thể gọi anh Lại Văn Sâm là ba tại nơi làm việc". Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập 5 Tháng tư 2021.
  13. ^ “Những khoảnh khắc đáng nhớ của MC Lại Văn Sâm trên truyền hình”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Hình như mọi người đều nghĩ Harry Potter thích hợp nhất ở nhà Gry và cảm thấy tất cả mọi yếu tố tính cách của Harry đều chính minh cho một Gry thực thụ
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Trước tiên tôi sẽ thu thập các món ăn ngon nổi tiếng ở Đài Loan và địa điểm sẽ ăn chúng
Dừng uống thuốc khi bị cảm và cách mình vượt qua
Dừng uống thuốc khi bị cảm và cách mình vượt qua
Mình không dùng thuốc tây vì nó chỉ có tác dụng chặn đứng các biểu hiện bệnh chứ không chữa lành hoàn toàn
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là cảnh Uraume đang dâng lên cho Sukuna 4 ngón tay còn lại. Chỉ còn duy nhất một ngón tay mà hắn chưa ăn