Đổng Vân Hổ

Đổng Vân Hổ
董云虎
Chức vụ
Nhiệm kỳ27 tháng 1 năm 2018 – nay
6 năm, 342 ngày
Tiền nhiệmNgô Chí Minh
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríThượng Hải
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc
Sinh9 tháng 11, 1962 (62 tuổi)
Tiên Cư, Thai Châu, Chiết Giang, Trung Quốc
Nghề nghiệpChuyên gia triết học
Chính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnCử nhân Triết học
Thạc sĩ Lịch sử triết học phương Tây
Nghiên cứu viên Triết học
Alma materĐại học Hàng Châu
Đại học Nam Khai
Trường Đảng Trung ương
WebsiteTiểu sử Đổng Vân Hổ

Đổng Vân Hổ (tiếng Trung giản thể: 董云虎, bính âm Hán ngữ: Dǒng Yún Hǔ, sinh ngày 9 tháng 11 năm 1962, người Hán) là nhà nghiên cứu triết học, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông hiện là Chủ tịch Ủy ban Thượng Hải Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Ông nguyên là Thường vụ Thành ủy, Bộ trưởng Bộ Tuyền truyền Thành ủy Thượng Hải; Thường vụ Khu ủy, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Đảng ủy Tây Tạng; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Tuyên truyền đối ngoại Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện.

Đổng Vân Hổ là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Triết học, Thạc sĩ Lịch sử triết học phương Tây, chức danh Nghiên cứu viên cấp Giáo sư ngành Triết học. Ông có sự nghiệp nhiều năm nghiên cứu về triết học, nhân quyền ở các cơ quan trung ương.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Đổng Vân Hổ sinh ngày 9 tháng 11 năm 1962 tại huyện Tiên Cư, thuộc địa cấp thị Thai Châu, tỉnh Chiết Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Tiên Cư, thi đỗ Đại học Hàng Châu (nay được sáp nhập vào Đại học Chiết Giang) và đến thủ phủ Hàng Châu nhập học Khoa Triết học của trường vào tháng 9 năm 1979, tốt nghiệp Cử nhân Triết học vào tháng 7 năm 1983. Ngay sau đó, ông tới Thiên Tân, trúng tuyển và theo học Khoa Triết học của Đại học Nam Khai, nhận bằng Thạc sĩ Lịch sử triết học phương Tây vào tháng 7 năm 1986. Đổng Vân Hổ được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 4 năm 1985 tại Đại học Nam Khai, ông từng theo học khóa học một năm trung, thanh niên từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 1 năm 2007 tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giai đoạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 1986, sau khi nhận bằng Thạc sĩ Triết học, Đổng Vân Hổ bắt đầu sự nghiệp của mình khi được nhận vào làm ở Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, là Tổ chức viên của Bộ Tiến tu. Một năm sau, ông là Phó Bí thư Chi bộ Phòng thứ nhất của Sở Marx–Lenin trong Trường Đảng Trung ương, đồng thời được cử đến Học viện Giáo dục Nhạn Bắc của tỉnh Sơn Tây để giảng dạy từ tháng 9 năm 1988. Tháng 7 năm 1989, ông về trường và là Bí thư Chi bộ Phòng thứ nhất Sở Marx–Lenin rồi được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Phòng thứ nhất từ tháng 12 năm 1991, được phong chức danh Phó Nghiên cứu viên vào tháng 1 năm 1992.

Tháng 5 năm 1994, Đổng Vân Hổ được chuyển đơn vị, nhậm chức Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Nhân quyền (đơn vị được chuyển làm Phòng nghiên cứu Nhân quyền thuộc Sở Marx–Lenin sau đó), đồng thời được phong chức danh Nghiên cứu viên cấp Giáo sư ngành Triết học cùng năm. Đến tháng 12 năm 1996, ông được thăng chức làm Phó Sở trưởng Sở Marx–Lenin, vẫn là chủ nhiệm trung tâm trong sở, đồng thời kiêm nhiệm Phó nghiên cứu Nhân quyền của Văn phòng Tuyên truyền đối ngoại Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Hội nghiên cứu Nhân quyền Trung Quốc. Tháng 8 năm 1997, ông giữ các chức vụ cũ ở Trường Đảng, chuyển chức mới ở Văn phòng là Tuần tra viên, tức Cục trưởng Cục thứ bảy rồi được điều chuyển hẳn sang Văn phòng từ tháng 11 năm 1999. Tháng 12 năm 2000, ông là Cục trưởng Cục thứ bảy, Phó Hội trưởng kiêm Tổng thư ký Hội nghiên cứu Nhân quyền. Đến tháng 11 năm 2009, sau gần 9 năm, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Tuyên truyền đối ngoại Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện, cấp phó bộ.

Địa phương

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12 năm 2011, Đổng Vân Hổ được điều chuyển tới Tây Tạng, vào Ban Thường vụ Khu ủy, nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Đảng ủy Tây Tạng,[2] và công tác ở đây hơn 3 năm. Tháng 7 năm 2015, ông được chuyển tới Thượng Hải,[3] vào Ban Thường vụ Thành ủy, nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Thành ủy Thượng Hải.[4][5] Ngày 27 tháng 1 năm 2018, tại Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân thành phố Thượng Hải lần thứ 13,[6] ông được bầu làm Chủ tịch Hiệp Thương Thượng Hải, cấp bộ trưởng.[7][8]

Công trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sự nghiệp, Đổng Vân Hổ đã xuất bản nhiều sách, ẩn phẩm, chủ trì nhiều công trình trong lĩnh vực triết học, quyền con người, các công trình nổi tiếng như:[9]

  • Đổng Vân Hổ (2011). 国家人权机构总览. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Đoàn Kết. ISBN 978-7-5126-0557-2.
  • Đổng Vân Hổ; Hoàng Nam Sâm (2007). 当代中国人权论. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Đương đại Trung Quốc. ISBN 978-7-80092-173-5.
  • Đổng Vân Hổ (2000). 中国人权年鉴. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Đương đại thế giới. ISBN 978-7-80115-311-1.
  • Đổng Vân Hổ; Trương Thế Bình (1995). 中国的妇女人权. Tứ Xuyên: Nhà xuất bản Nhân dân Tứ Xuyên. ISBN 978-7-22002-943-1.
  • Đổng Vân Hổ; Lưu Vũ Bình (1994). 世界各国人权约法. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Nhân dân. ISBN 7-22002-292-1.
  • Đổng Vân Hổ (1994). 人权基本文献要览. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Đoàn Kết. ISBN 7-205-03275-X.
  • Đổng Vân Hổ (1993). 世界人权约法总览. Tứ Xuyên: Nhà xuất bản Nhân dân Tứ Xuyên. ISBN 978-7-22002-116-9.
  • Đổng Vân Hổ (1993). 世界人权约法总览续编. Tứ Xuyên: Nhà xuất bản Nhân dân Tứ Xuyên. ISBN 7-220-02116-X.

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải thưởng "Người lao động tiên tiến toàn quốc" (全国先进工作者) của Quốc vụ viện, 1995;[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “董云虎 简历”. Mạng Nhân dân (bằng tiếng Trung). ngày 27 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ “董云虎任西藏自治区党委常委、宣传部部长” (bằng tiếng Trung). Mạng Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2012.
  3. ^ 时正 (ngày 9 tháng 5 năm 2018). “【人事】周慧琳任上海市委常委、宣传部部长”. Thượng Quan (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ “董云虎任上海市委常委、上海市委宣传部部长”. 澎湃新闻网(上海). 5 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2015.
  5. ^ 唐斓 (ngày 12 tháng 5 năm 2017). “韩正当选中共上海市委书记”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ “中国人民政治协商会议第十三届全国委员会委员名单”. 网易. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
  7. ^ “政协上海市第十三届委员会主席、副主席、秘书长和常务委员选举产生”. 东方网. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2018.
  8. ^ 张骏 (ngày 27 tháng 1 năm 2018). “最新|董云虎当选上海市政协主席(附主席副主席简历)”. Thượng Quan (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ 李拓 (ngày 27 tháng 1 năm 2018). “6位正部同日选出 这两人是老乡还都曾供职团系统”. News Sina (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ hội đồng
Tiền vị:
Ngô Chí Minh
Chủ tịch Chính Hiệp Thượng Hải
2018–nay
Đương nhiệm
Chức vụ Đảng
Tiền vị:
Từ Lân
Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Thành ủy Thượng Hải
2015–2018
Kế vị:
Chu Huệ Lâm
Tiền vị:
Thôi Ngọc Anh
Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Khu ủy Tây Tạng
2011–2015
Kế vị:
Khương Kiệt
Chức vụ nhà nước
Tiền vị:
Thái Danh Chiếu
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện
2009–2011
Kế vị:
Thôi Ngọc Anh
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Ngự tam gia là ba gia tộc lớn trong chú thuật hồi chiến, với bề dày lịch sử lâu đời, Ngự Tam Gia - Zenin, Gojo và Kamo có thể chi phối hoạt động của tổng bộ chú thuật
Nên tìm hiểu những khía cạnh nào của người ấy trước khi tiến tới hôn nhân?
Nên tìm hiểu những khía cạnh nào của người ấy trước khi tiến tới hôn nhân?
Sự hiểu biết của mỗi người là khác nhau, theo như góc nhìn của tôi, hôn nhân có rất nhiều kiểu, thế nhưng một cuộc hôn nhân làm cho người trong cuộc cảm thấy thoải mái, nhất định cần phải có tình yêu.
[Chap 1] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 1] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (Phần 1)
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Là một nô lệ, Ymir hầu như không có khả năng tự đưa ra quyết định cho chính bản thân mình, cho đến khi cô quyết định thả lũ heo bị giam cầm