Động mạch vành trái

Động mạch vành trái
Tim nhìn từ phía trên xuống, đã loại bỏ tâm nhĩ để bộc lộ tâm thất. Động mạch vành trái (left coronary artery) nhìn thấy ở bên trái hình.
Tim nhìn từ phía trước. Các động mạch vành (chữ màu đỏ) và cấu trúc giải phẫu khác (màu xanh). Động mạch vành trái ở phía trên phải bức hình.
Chi tiết
Nguồnđộng mạch chủ lên
NhánhĐộng mạch gian thất trước
Nhánh mũ của động mạch vành trái
Động mạch trung gian (có ở một số người)
Định danh
Latinharteria coronaria sinistra
TAA12.2.03.201
FMA50040
Thuật ngữ giải phẫu

Động mạch vành trái (trong y khoa viết tắt là LCA) là động mạch vànhnguyên ủy từ động mạch chủ phía trên đỉnh trái của van động mạch chủ, và nuôi máu đến phần bên trái của cơ tim.

Phân nhánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Động mạch vành trái thường dài 10 đến 25 mm sau đó phân nhánh tạo thành động mạch gian thất trước (còn gọi là động mạch xuống trước trái, LAD) và nhánh mũ của động mạch vành trái (động mạch mũ trái, LCx).[1] Đôi khi, một động mạch phụ phát sinh tại chỗ chia đôi của động mạch chính bên trái, tạo thành một nhánh; động mạch phụ này được gọi là động mạch trung gian.[2]

Trong một số tài liệu tiếng Anh, phần động mạch nằm giữa động mạch chủ và chỗ phân nhánh được gọi là động mạch chính bên trái (left main artery, LM). Có một số tài liệu sử dụng thuật ngữ LCA để nói đến LM và các nhánh của động mạch vành trái.

Có tài liệu tiếng Anh sử dụng thuật ngữ "first septal branch",[3] nhưng chưa thấy tài liệu tiếng Việt nào dùng thuật ngữ này.

Hình ảnh bổ sung

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tuần hoàn mạch vành
  • Pete Maravich, vận động viên bóng rổ người Mỹ không có động mạch vành trái bẩm sinh khiến ông đột ngột qua đời vì suy tim ở tuổi 40

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Laird, Robert J.; Irwin, Scot (ngày 1 tháng 1 năm 2004), Irwin, Scot; Tecklin, Jan Stephen (biên tập), “Chapter 1 - Cardiovascular Structure and Function”, Cardiopulmonary Physical Therapy (Fourth Edition) (bằng tiếng Anh), Saint Louis: Mosby, tr. 3–38, doi:10.1016/b978-032301840-1.50005-0, ISBN 978-0-323-01840-1, truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020
  2. ^ Fuster, V; Alexander RW; O'Rourke RA (2001). Hurst's The Heart (ấn bản thứ 10). McGraw-Hill. tr. 53. ISBN 0-07-135694-0.
  3. ^ Verna E, Santarone M, Boscarini M, Ghezzi I, Repetto S (tháng 6 năm 1988). “Unusual origin and course of the first septal branch of the left coronary artery: angiographic recognition”. Cardiovasc Intervent Radiol. 11 (3): 146–9. doi:10.1007/BF02577106. PMID 3139296.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hình giải phẫu: 20:03-01 tại Giải phẫu người trực tuyến, Trung tâm y tế ngoại ô SUNY - "Anterior view of the heart."
  • 00463 trên cơ sở dữ liệu CHORUS, một cơ sở dữ liệu tham khảo y tế miễn phí do Đại học Chicago và sáng lập và Đại học Y tế Wisconsin duy trì.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
BPD là một loại rối loạn nhân cách về cảm xúc và hành vi mà ở đó, chủ thể có sự cực đoan về cảm xúc, thường xuyên sợ hãi với những nỗi sợ của sự cô đơn, phản bội
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Một lần nữa thì Stranger Things lại giữ được cái chất đặc trưng vốn có khác của mình đó chính là show rất biết cách sử dụng nhạc của thập niên 80s để thúc đẩy mạch truyện và góp phần vào cách mà mỗi tập phim khắc họa cảm xúc
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Akutami Gege-sensei xây dựng nhân vật rất tỉ mỉ, nhất là dàn nhân vật chính với cách lấy thật nhiều trục đối chiếu giữa từng cá thể một với từng sự kiện khác nhau
Guide Hướng dẫn build Eula - Genshin Impact
Guide Hướng dẫn build Eula - Genshin Impact
Eula là nhân vật Hypercarry sát thương vật lí mạnh mẽ và có thể gây ra lượng dmg nuke hàng đầu game hiện tại