Khám phá | |
---|---|
Khám phá bởi | Ariana Gleason (Spacewatch) |
Nơi khám phá | Đài thiên văn quốc gia Kitt Peak |
Ngày phát hiện | Ngày 15 tháng 10 năm 1995 |
Tên định danh | |
Tên định danh | (48639) 1995 TL8 |
1995 TL8 | |
TNO, SDO, Vật thể tách rời, hành tinh nhỏ xa | |
Đặc trưng quỹ đạo | |
Điểm viễn nhật | 64.486 AU |
Điểm cận nhật | 39.969 AU |
52.227 AU | |
Độ lệch tâm | 0.2347 |
377.45 năm (137.863 ngày) | |
44.811° | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 0.2478° |
260.27° | |
83.589° | |
Vệ tinh đã biết | 1 (ĐK: 80 km) |
Đặc trưng vật lý | |
Suất phản chiếu | 0.07 (ước lượng) 0.10 (đặt ra) 0.369 |
(48639) 1995 TL8 là một thiên thể ngoài Hải Vương tinh nằm ở đĩa phân tán tại vùng rìa ngoài của Hệ Mặt Trời. Nó được khám phá bởi Ariana Gleason vào năm 1995 và có đường kính khoảng 176 km. Vệ tinh có đường kính 80 km của nó, có định danh tạm thời là S/2002 (48639) 1, được khám phá vào ngày 9 tháng 11 năm 2002[1].
1995 TL8 được khám phá vào ngày 15 tháng 10 năm 1995, bởi nhà thiên văn học người Mỹ Ariana Gleason, một phần của dự án Spacewatch thuộc Đại học Arizona tại Đài thiên văn quốc gia Kitt Peak, gần Tucson, Arizona. Đây là vật thể đầu tiên được xếp loại là thiên thể đĩa phân tán (SDO) được khám phá, trước (15874) 1996 TL66 gần một năm.
1995 TL8 được phân loại là vật thể tách rời (phân tán-mở rộng) theo Khảo sát Hoàng đạo Sâu, vì quỹ đạo của nó dường như vượt ra ngoài các nhiễu loạn đáng kể với quỹ đạo hiện tại của Hải Vương tinh. Tuy nhiên, nếu Hải Vương tinh di cư ra ngoài, sẽ có một khoảng thời gian Hải Vương tinh có độ lệch tâm cao hơn. Các mô phỏng được thực hiện vào năm 2007 cho thấy 1995 TL8 dường như có ít hơn 1% cơ hội được cộng hưởng 3:7 với Hải Vương tinh, nhưng nó thực hiện các lưu thông gần cộng hưởng này.
Hành tinh vi hình này được đánh số bởi Trung tâm Hành tinh nhỏ (MPC) vào ngày 20 tháng 11 năm 2002. Cho đến năm 2018, nó vẫn chưa được đặt tên.
Một vệ tinh tự nhiên đã được Denise C. Stephens và Keith S. Noll phát hiện, từ các quan sát với Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ngày 9 tháng 11 năm 2002 và được công bố vào ngày 5 tháng 10 năm 2005. Vệ tinh, được chỉ định là S/2002 (48639) 1, tương đối lớn, có khối lượng có khả năng khoảng 10% của hành tinh mẹ. Quỹ đạo của nó chưa được xác định, nhưng hai vật thể này chỉ cách nhau khoảng 420 km (260 dặm) tại thời điểm phát hiện, với chu kỳ quỹ đạo có thể là khoảng nửa ngày và đường kính ước tính là 161 km (100 dặm).