.NET Framework

.NET Framework
Phát triển bởiMicrosoft
Phát hành lần đầu13 tháng 2 năm 2002; 22 năm trước (2002-02-13)
Phiên bản ổn định
4.8.1 / 9 tháng 8 năm 2022; 2 năm trước (2022-08-09)[1]
Hệ điều hànhWindows 98, Windows NT 4.0, Windows Server 2003, Windows XP, Windows Vista, Windows Server 2008, Windows 7, Windows 8, Windows 10, Windows 11
Thể loạiFramework phần mềm
Giấy phépĐộc quyền; BCL với giấy phép Microsoft Reference Source License
Websitedotnet.microsoft.com

.NET Framework là một nền tảng lập trình và cũng là một nền tảng thực thi ứng dụng chủ yếu trên hệ điều hành Microsoft Windows được phát triển bởi Microsoft từ năm 2002, kết thúc phát triển vào năm 2022 ở phiên bản 4.8.1. Các chương trình được viết trên nền .NET Framework sẽ được triển khai trong môi trường phần mềm (ngược lại với môi trường phần cứng) được biết đến với tên Common Language Runtime (CLR). Môi trường phần mềm này là một máy ảo trong đó cung cấp các dịch vụ như an ninh phần mềm (security), quản lý bộ nhớ (memory management), và các xử lý lỗi ngoại lệ (exception handling).

.NET Framework bao gồm tập các thư viện lập trình lớn, và những thư viện này hỗ trợ việc xây dựng các chương trình phần mềm như lập trình giao diện; truy cập, kết nối cơ sở dữ liệu; ứng dụng web; các giải thuật, cấu trúc dữ liệu; giao tiếp mạng... CLR cùng với bộ thư viện này là 2 thành phần chính của .NET Framework.

.NET Framework đơn giản hóa việc viết ứng dụng bằng cách cung cấp nhiều thành phần được thiết kế sẵn, người lập trình chỉ cần học cách sử dụng và tùy theo sự sáng tạo mà gắn kết các thành phần đó lại với nhau. Nhiều công cụ được tạo ra để hỗ trợ xây dựng ứng dụng .NET, và IDE (Integrated Developement Environment) được phát triển và hỗ trợ bởi chính Microsoft là Visual Studio.

Lịch sử phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]
Phiên bản Số hiệu phiên bản Ngày phát hành Visual Studio Được phát hành kèm theo
1.0 1.0.3705.0 13 tháng 2 năm 2002 Visual Studio.NET Windows XP Tablet and Media Center Editions[2]
1.1 1.1.4322.573 24 tháng 4 năm 2003 Visual Studio.NET 2003 Windows Server 2003
2.0 2.0.50727.42 7 tháng 11 năm 2005 Visual Studio 2005 Windows Server 2003 R2
3.0 3.0.4506.30 6 tháng 11 năm 2006 Windows Vista, Windows Server 2008
3.5 3.5.21022.8 19 tháng 11 năm 2007 Visual Studio 2008 Windows 7, Windows Server 2008 R2
4.0 4.0.30319.1 12 tháng 4 năm 2010 Visual Studio 2010
4.5 4.5.50709 15 tháng 8 năm 2012 Visual Studio 2012 Windows 8, Windows Server 2012
4.6 20 tháng 7 năm 2015 Visual Studio 2015 Windows 10
4.8 18 tháng 4 năm 2019 Windows 10 (ngừng phát triển từ bản 4.8)

.NET Framework 1.0

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là phiên bản đầu tiên của .NET Framework, nó được phát hành vào năm 2002 cho các hệ điều hành Windows 98, NT 4.0, 2000 và XP. Việc hỗ trợ chính thức từ Microsoft cho phiên bản này kết thúc vào 10/7/2007, tuy nhiên thời gian hỗ trợ mở rộng được kéo dài đến 14/7/2009.

.NET Framework 1.1

[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản nâng cấp đầu tiên được phát hành vào 4/2003. Sự hỗ trợ của Microsoft kết thúc vào 14/10/2008, và hỗ trợ mở rộng được định đến 8/10/2013.

Những thay đổi so với phiên bản 1.0:

  • Tích hợp hỗ trợ mobile ASP.NET (trước đây chỉ là phần mở rộng tùy chọn)
  • Thay đổi về kiến trúc an ninh - sử dụng sandbox khi thực thi các ứng dụng từ Internet.
  • Tích hợp hỗ trợ ODBCcơ sở dữ liệu Oracle
  • .NET Compact Framework
  • Hỗ trợ IPv6 (Internet Protocol version 6)
  • Vài thay đổi khác trong API

.NET Framework 2.0

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ phiên bản này, .NET Framework hỗ trợ đầy đủ nền tảng 64-bit. Ngoài ra, cũng có một số thay đổi trong API; hỗ trợ các kiểu "generic"; bổ sung sự hỗ trợ cho ASP.NET; .NET Micro Framework - một phiên bản .NET framwork có quan hệ với Smart Personal Objects Technology.

.NET Framework 3.0

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây không phải là một phiên bản mới hoàn toàn, thực tế chỉ là một bản nâng cấp của .NET 2.0. Phiên bản 3.0 này còn có tên gọi khác là WinFX, nó bao gồm nhiều sự thay đổi nhằm hỗ trợ việc phát triển và chuyển đổi (porting) các ứng dụng trên Windows Vista. Tuy nhiên, không có sự xuất hiện của .NET Compact Framework 3.0 trong lần phát hành này.

Bốn thành phần chính trong phiên bản 3.0:

  • Windows Presentation Foundation (WPF - tên mã là Avalon): Đây là một công nghệ mới, và là một nỗ lực của Microsoft nhằm thay đổi phương pháp hay cách tiếp cận việc lập trình một ứng dụng sử dụng giao diện đồ họa trên Windows với sự hỗ trợ của ngôn ngữ XAML.
  • Windows Communication Foundation (WCF - tên mã là Indigo): Một nền tảng mới cho phép xây dựng các ứng dụng hướng dịch vụ (service-oriented).
  • Windows Workflow Foundation (WF): Một kiến trúc hỗ trợ xây dựng các ứng dụng workflow (luồng công việc) một cách dễ dàng hơn. WF cho phép định nghĩa, thực thi và quản lý các workflow từ cả cách nhìn theo hướng kĩ thuật và hướng thương mại.
  • Windows CardSpace (tên mã là InfoCard): một kiến trúc để quản lý định danh (identity management) cho các ứng dụng được phân phối.

Ngoài ra Silverlight (hay WPF / E), một phiên bản nhánh.NET Framework hỗ trợ các ứng dụng trên nền web, được Microsoft tạo ra để cạnh tranh với Flash.

Có thể minh họa .NET 3.0 bằng một công thức đơn giản: .NET 3.0 =.NET 2.0 + WPF + WCF + WF + WCS [3]

.NET Framework 3.5

[sửa | sửa mã nguồn]

Được phát hành vào 11/2007, phiên bản này sử dụng CLR 2.0. Đây có thể được xem là tương đương với phiên bản .NET Framework 2.0 SP1.NET Framework 3.0 SP1 cộng lại. .NET Compact Framework 3.5 được ra đời cùng với phiên bản .NET Framework này.

Các thay đổi kể từ phiên bản 3.0:

  • Các tính năng mới cho ngôn ngữ C# 3.0 và VB.NET 9.0
  • Hỗ trợ Expression TreeLambda
  • Các phương thức mở rộng (Extension methods)
  • Các kiểu ẩn danh (Anonymous types)
  • LINQ
  • Phân trang (paging) cho ADO.NET
  • API cho nhập xuất mạng không đồng bộ (asynchronous network I/O)
  • Peer Name Resolution Protocol resolver
  • Cải thiện WCF và WF
  • Tích hợp ASP.NET AJAX
  • Namespace mới System.CodeDom
  • Microsoft ADO.NET Entity Framework 1.0

Cũng như phiên bản 3.0, có thể minh họa sự thay đổi của.NET 3.5 bằng công thức:

.NET 3.5 =.NET 3.0 + LINQ + ASP.NET 3.5 + REST [3]

.NET Framework 4.0

[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản beta đầu tiên của .NET 4 xuất hiện vào 5/2009 và phiên bản RC (Release Candidate) được ra mắt vào 2/2010. Bản chính thức của .NET Framework 4 được công bố và phát hành cùng với Visual Studio 2010 vào 12/4/2010.

Các tính năng mới được Microsoft bổ sung trong .NET Framework 4:

  • Dynamic Language Runtime
  • Code Contracts
  • Managed Extensibility Framework
  • Hỗ trợ các tập tin ánh xạ bộ nhớ (memory-mapped files)
  • Mô hình lập trình mới cho các ứng dụng đa luồng (multithreaded) và bất đồng bộ (asynchronous)
  • Cải thiện hiệu năng, các mô hình workflow.

.NET Framework 4.5

[sửa | sửa mã nguồn]

Những thông tin đầu tiên của .NET 4.5 được Microsoft công bố vào 14/9/2011 tại BUILD Windows Conference và được giới thiệu cùng với Windows 8 bản dựng 8102.101.winmain_win8m3.110830-1739 và nó chính thức được ra mắt vào 15/8/2012 [4].

Kể từ phiên bản này, Microsoft bắt đầu cung cấp 2 gói cài đặt riêng biệt, gói đầy đủ và gói giản chức năng client profiles [5].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ https://devblogs.microsoft.com/dotnet/announcing-dotnet-framework-481
  2. ^ “.NET Framework Service Pack 2”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2011. Windows XP Tablet Edition and Windows XP Media Center Edition already contain.NET Framework 1.0 Service Pack 2.
  3. ^ a b “Framework: 10 năm nhìn lại - Tạp chí Thế giới Vi Tính Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2014.
  4. ^ “Microsoft (MSDN): Announcing the release of.NET Framework 4.5 RTM”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
  5. ^ Microsoft:.NET Framework Client Profile

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)
Một tip nhỏ về Q của Bennett và snapshot
Một tip nhỏ về Q của Bennett và snapshot
Nhắc lại nếu có một vài bạn chưa biết, khái niệm "snapshot" dùng để chỉ một tính chất đặc biệt của kĩ năng trong game
Shinichiro Sano -  Tokyo Revengers
Shinichiro Sano - Tokyo Revengers
Shinichiro Sano (佐野さの 真一郎しんいちろう Sano Shin'ichirō?) là người sáng lập và Chủ tịch thế hệ đầu tiên của Black Dragon
Tuổi trẻ và những chiếc rìu
Tuổi trẻ và những chiếc rìu
Tuổi trẻ chúng ta thường hay mắc phải một sai lầm, đó là dành toàn bộ Thời Gian và Sức Khoẻ của mình để xông pha, tìm mọi cách, mọi cơ hội chỉ để kiếm thật nhiều tiền