2010 TK7

2010 TK7
Tiểu hành tinh 2010 TK7 (vòng tròn màu xanh, phía dưới bên phải) trong bức ảnh từ kính thiên văn không gian WISE
Tên định danh
Apollo[1]
Đặc trưng quỹ đạo[1]
Kỷ nguyên 17 tháng 8 năm 2010 (JD 2455800.5)
Điểm viễn nhật1,19095 AU
Điểm cận nhật0,80955 AU
1,00025 AU
Độ lệch tâm0,19066
365,394 ngày (1,0 năm)
217,348°
Độ nghiêng quỹ đạo20,8656°
96,5426°
45,7551°
Đặc trưng vật lý
Kích thước~300 m[2]
Mật độ trung bình
? g/cm³
?
20,586 [1]
Các điểm Lagrange trong hệ Mặt Trời-Trái Đất

2010 TK7tiểu hành tinh Troia đầu tiên được phát hiện có chung quỹ đạo với Trái Đất quanh Mặt Trời.[3][4][5] Các thiên thể Troia quay trên cùng quỹ đạo của hành tinh hay vệ tinh cách thiên thể chính khoảng 60 độ về phía trước hoặc sau trong kiểu cộng hưởng quỹ đạo bằng 1:1; những vật thể này đã được quan sát trước đây đối với Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Hải Vương và một vài vệ tinh tự nhiên của Sao Thổ.

2010 TK7 có đường kính khoảng 300 mét.[2] Đường đi của nó dao động quanh điểm Lagrange L4 của hệ Trái Đất-Mặt Trời (60 độ phía trước Trái Đất), đu đưa từ điểm tiếp cận gần Trái Đất nhất đến điểm tiếp cận gần điểm L3 nhất, với chu kỳ khoảng 395 năm.[3]

Tiểu hành tinh này được phát hiện năm 2010 bởi các nhà thiên văn học từ Đại học Athabasca, UCLA, và Đại học Tây Ontario nhờ sử dụng Kính thiên văn khảo sát hồng ngoại trường rộng (WISE) của NASA.

Phát hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Kính thiên văn khảo sát hồng ngoại trường rộng (WISE), là kính thiên văn không gian được phóng lên quỹ đạo quanh Trái Đất tháng 12 năm 2009. Nó đã chụp được hình ảnh của 2010 TK7 vào tháng 10 năm 2010 trong khi thực hiện nhiệm vụ quét toàn bộ bầu trời trong thời gian từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 2 năm 2011. Việc nhận ra một tiểu hành tinh có quỹ đạo gần trùng với quỹ đạo của Trái Đất là rất khó khi quan sát từ mặt đất, bởi vì vị trí của chúng thường xuất hiện trên bầu trời vào ban ngày.[6] Sau khi phát hiện ra 2010 TK7, các nhà thiên văn ở Đại học Hawaii và đài quan sát Canada-Pháp-Hawaii đã tiếp tục theo dõi và họ suy ra được quỹ đạo của nó vào ngày 21 tháng 5 năm 2011 và đặc trưng chuyển động của một thiên thể Troia được công bố vào tháng 7 năm 2011.[3][6]

Đặc tính quỹ đạo và tính chất vật lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Quỹ đạo của 2010 TK7 (xanh) phía trước Trái Đất so với quỹ đạo của Trái Đất (chấm lục)

2010 TK7 có cấp sao tuyệt đối khoảng 20,6.[7] Người ta ước lượng nó có đường kính khoảng 300 mét dựa trên giả sử tiểu hành tinh này có suất phản chiếu bằng 0,1.[3] Các nhà thiên văn vẫn chưa thu thập được dữ liệu từ phân tích phổ cho phép suy luận ra thành phần của nó.

Tiểu hành tinh này có chu kỳ quỹ đạo khoảng 365,389 ngày, so với chu kỳ của Trái Đất là 365,256 ngày. Với độ lệch tâm quỹ đạo e = 0,191, khoảng cách từ 2010 TK7 đến Mặt Trời thay đổi hàng năm từ 0,81 AU đến 1,19 AU.[3]

Các thiên thể Troia thường không quay quanh chính những điểm Lagrange mà dao động quanh chúng theo những vòng hình con nòng nọc (khi nhìn trong hệ quy chiếu quay cùng với tiểu hành tinh trong khi hành tinh và điểm Lagrange đứng yên). Tuy nhiên, vòng quỹ đạo của 2010 TK7 dường như có độ dẹt rất khác thường do thỉnh thoảng nó di chuyển đến gần phía đối diện với Trái Đất qua Mặt Trời (gần điểm L3. Quỹ đạo của nó không gần hơn Trái Đất khoảng 20 triệu kilômét hay gấp 50 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. 2010 TK7 hiện tại đang gần Trái Đất ở điểm cuối của quỹ đạo vòng con nòng nọc.[8]

Quỹ đạo của 2010 TK7 có đặc trưng hỗn loạn,khiến cho việc tiên đoán chuyển động và vị trí của nó trong thời gian dài là khó khăn. Theo ước tính vào năm 500 Công Nguyên, có thể tiểu hành tinh này dao động quanh điểm Lagrange L5 (60 độ sau Trái Đất), sau đó đi qua điểm L3 trước khi nhảy đến điểm L4. Cũng có khả năng về sự đu đưa không ổn định của 2010 TK7 trong thời gian ngắn quanh L3, và xảy ra những sự chuyển tiếp của quỹ đạo hình móng ngựa của tiểu hành tinh này.[3]

2010 TK7 được coi là thiên thể Troia đầu tiên của Trái Đất. Những tiểu hành tinh này trong tương lai có thể là nguồn cung cấp những nguyên tố hiếm trên Trái Đất. Các tiểu hành tinh đa phần có thành phần tương tự như Trái Đất có thể là những nguồn giàu các kim loại hiến do chính kích thước nhỏ của chúng mà trong quá trình hình thành, tiểu hành tinh bị lạnh nhanh hơn hành tinh khiến cho các nguyên tố nặng chưa thể chìm xuống lõi của chúng như xảy ra đối với trên Trái Đất.

Khả năng thám hiểm trong tương lai

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thiên thể Troia của Trái Đất có lẽ sẽ không là mục tiêu thám hiểm trong tương lai gần do đặc trưng quỹ đạo của chúng quanh Mặt Trời với mặt phẳng quỹ đạo nghiêng khoảng 21 độ so với mặt phẳng hoàng đạo.[9] Do nó chuyển động phía xa bên dưới và bên trên của quỹ đạo Trái Đất, nên sẽ cần thêm nhiều nhiên liệu để cho các tàu thăm dò tới được nó.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “JPL Small-Body Database Browser: 2010 TK7”. ngày 31 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011.
  2. ^ a b Choi, Charles Q. (ngày 27 tháng 7 năm 2011). “First Asteroid Companion of Earth Discovered at Last”. Space.com. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011.
  3. ^ a b c d e f Connors, Martin; Wieger, Paul; Veillet, Christian (ngày 27 tháng 7 năm 2011). “Earth's Trojan asteroid”. Nature. 475 (7357): 481–483. doi:10.1038/nature10233. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011.
  4. ^ NASA's WISE Mission Finds First Trojan Asteroid Sharing Earth's Orbit Lưu trữ 2017-12-20 tại Wayback Machine. Nasa.gov. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
  5. ^ WISE finds the very first Earth Trojan asteroid Lưu trữ 2011-08-11 tại Wayback Machine. Blogs.discovermagazine.com. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
  6. ^ a b Earth's first Trojan asteroid: 2010 TK7 Lưu trữ 2017-03-01 tại Wayback Machine. Astro.uwo.ca. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ NEODyS
  8. ^ Minh họa chuyển động của tiểu hành tinh của NASA
  9. ^ “Found at last: First Earth companion asteroid”. MSNBC. ngày 27 tháng 7 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cách chúng tôi lần ra mắt sản phẩm trên Product hunt và xếp hạng Top #1 ngày
Cách chúng tôi lần ra mắt sản phẩm trên Product hunt và xếp hạng Top #1 ngày
Đây là lần đầu tiên mình quảng bá một sản phẩm công nghệ trên Product Hunt.
Innate personality - bài test tính cách bẩm sinh nhất định phải thử
Innate personality - bài test tính cách bẩm sinh nhất định phải thử
Bài test Innate personality được tạo ra bởi viện triển lãm và thiết kế Đài Loan đang trở thành tâm điểm thu hút giới trẻ Châu Á, Hoa Kỳ và cả Châu Âu
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Một lần nữa thì Stranger Things lại giữ được cái chất đặc trưng vốn có khác của mình đó chính là show rất biết cách sử dụng nhạc của thập niên 80s để thúc đẩy mạch truyện và góp phần vào cách mà mỗi tập phim khắc họa cảm xúc
Corpse Bride - tản mạn về phim, cảm xúc của Victor đối với Emily là gì?
Corpse Bride - tản mạn về phim, cảm xúc của Victor đối với Emily là gì?
Victor gặp Emily trong một hoàn cảnh khá trớ trêu. Emily là một cô gái hồng nhan bạc mệnh, vì trót trao nhầm tình yêu cho một kẻ đểu cáng mà ra đi tức tưởi trong bộ váy cưới