46 Leonis Minoris là định danh Flamsteed của ngôi sao này. Nó đôi khi được định danh là "o LMI" (không phải "ο LMI"), từ danh lục Bode năm 1801. Người ta cho rằng nó lẽ ra có định danh là α, do Francis Baily quyết định viết kèm mỗi chữ cái Hy Lạp cho các sao sáng hơn cấp 4,5, nhưng định danh này đã bị bỏ sót trong danh lục của ông, mặc dù nó bao gồm cả sao β mờ hơn.[11]
Nó có tên gọi truyền thống Praecipua, bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là "Thủ lĩnh (sao của Tiểu Sư").[12] Tên gọi này nguyên ban đầu có thể là của 37 Leonis Minoris, nhưng sau đó bị chuyển nhầm sang ngôi sao này.[13] Năm 2016, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đã tổ chức một Nhóm công tác về Tên sao (WGSN)[14] để lập danh lục và chuẩn hóa tên riêng cho các ngôi sao. WGSN đã phê duyệt tên Praecipua cho ngôi sao này vào ngày 30 tháng 6 năm 2017 và hiện tại nó đã được đưa vào Danh sách Tên Sao được IAU phê duyệt.[10]
Nó còn được gọi là 勢四 (Thế Tứ), nghĩa là "Ngôi sao thứ tư của hoạn quan" trong thiên văn học truyền thống Trung Quốc.
^ abSamus, N. N.; Durlevich, O. V.; và đồng nghiệp (2009). “VizieR Online Data Catalog: General Catalogue of Variable Stars (Samus+ 2007–2013)”. VizieR On-line Data Catalog: B/gcvs. Originally Published in: 2009yCat....102025S. 1. Bibcode:2009yCat....102025S.
^Keenan, Philip C.; McNeil, Raymond C. (1989). “The Perkins catalog of revised MK types for the cooler stars”. Astrophysical Journal Supplement Series. 71: 245. Bibcode:1989ApJS...71..245K. doi:10.1086/191373.
^Mullan, D. J.; MacDonald, J. (2003). “Onset of Mass Loss in Red Giants: Association with an Evolutionary Event”. The Astrophysical Journal. 591 (2): 1203. Bibcode:2003ApJ...591.1203M. doi:10.1086/375446.
^Lyubimkov, L. S.; Poklad, D. B. (2014). “Determining the effective temperatures of G- and K-type giants and supergiants based on observed photometric indices”. Kinematics and Physics of Celestial Bodies. 30 (5): 244. arXiv:1412.6950. Bibcode:2014KPCB...30..244L. doi:10.3103/S0884591314050055.
^Wittenmyer, Robert A.; Gao, Dongyang; Hu, Shao Ming; Villaver, Eva; Endl, Michael; Wright, Duncan (2015). “The Weihai Observatory Search for Close-in Planets Orbiting Giant Stars”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 127 (956): 1021. arXiv:1507.06051. Bibcode:2015PASP..127.1021W. doi:10.1086/683258.