85 Pegasi

85 Pegasi là tên của một hệ đa sao nằm trong một chòm sao phương bắc tên là Phi Mã. Khoảng cách xấp xỉ của hệ sao này với chúng ta là 39,5 năm ánh sáng[1]. Ngôi sao chính của hệ này được định danh là 85 Pagesi A, vốn dĩ, nó là một ngôi sao lùn vàng như mặt trời của chúng ta và có độ sáng thứ 6 trong chòm Phi Mã. Ngôi sao thứ 2, được định danh là 85 Pegasi B, là một sao lùn cam có độ sáng thứ 9 trong chòm sao của nó. Quỹ đạo của chúng là 26,28 năm ở khoảng cách 26,28 đơn vị thiên văn. 85 Pegasi B có lẽ tạo thành một hệ sao đôi với một sao lùn đỏ cách ngôi sao chính 2 đơn vị thiên văn (ngôi sao lùn đỏ đó được định danh là 85 Pegasi Ba). Khối lượng có lẽ là bằng 11% khối lượng mặt trời. Tất cả các ngôi sao của hệ này bao gồm cả 85 Pegasi A, thì nhỏ, nhiệt độ, khối lượng, độ sáng và độ kim loại đều thấp hơn mặt trời và 51 Pegasi.

Sự dư thừa tia hồng ngoại bao quanh 85 Pegasi A được phát hiện, có lẽ bao quanh nó là một đĩa sao với bán kính lớn hơn 97 đơn vị thiên văn và nhiệt độ của nó thì dưới 25 Kelvin.[2]

Dữ liệu hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là hệ sao nằm trong chòm sao Phi Mã và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 00h 02m 10.16s[3]

Xích vĩ +27° 04′ 56.1″[3]

Cấp sao biểu kiến 5.75 / 8.89

Cấp sao tuyệt đối 5.32[4]

Vận tốc xuyên tâm 36.2 km/s

Loại quang phổ G5Vb / K7V

Giá trị thị sai 82,5 +/- 0,38 mas[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Söderhjelm, S. (tháng 1 năm 1999). “Visual binary orbits and masses POST HIPPARCOS”. Astronomy and Astrophysics. 341: 121–140. Bibcode:1999A&A...341..121S. Vizier catalog entry
  2. ^ Eiroa, C.; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2013). “DUst around NEarby Stars. The survey observational results”. Astronomy & Astrophysics. 555: A11. arXiv:1305.0155. Bibcode:2013A&A...555A..11E. doi:10.1051/0004-6361/201321050.
  3. ^ a b van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007). “Validation of the new Hipparcos reduction”. Astronomy and Astrophysics. 474 (2): 653–664. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357. Vizier catalog entry
  4. ^ Holmberg, J.; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2009), “The Geneva-Copenhagen survey of the solar neighbourhood. III. Improved distances, ages, and kinematics”, Astronomy and Astrophysics, 501 (3): 941–947, arXiv:0811.3982, Bibcode:2009A&A...501..941H, doi:10.1051/0004-6361/200811191.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về Ma Tố trong Tensura
Tổng quan về Ma Tố trong Tensura
Ma Tố, mặc dù bản thân nó có nghĩa là "phân tử ma pháp" hoặc "nguyên tố ma pháp", tuy vậy đây không phải là ý nghĩa thực sự của nó
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Dưới đây là tổng hợp các thông tin chúng ta đã biết về Fontaine - Thủy Quốc qua các sự kiện, nhiệm vụ và lời kể của các nhân vật trong game.
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong  Kimetsu no Yaiba
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong Kimetsu no Yaiba
Sanemi Shinazugawa (Shinazugawa Sanemi?) là một trụ cột của Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Tại True Ending của Black Myth: Wukong, chúng ta nhận được cú twist lớn nhất của game, hóa ra Dương Tiễn không phải phản diện mà trái lại, việc tiếp nhận Ý thức của Tôn Ngộ Không