ABU Robocon 2024

Robocon Quảng Ninh 2024
Thời gian25 tháng 8 năm 2024
Địa điểmNhà thi đấu đa năng Đại Yên
Thành phốHạ Long, Quảng Ninh
Quốc giaViệt Nam Việt Nam
Chủ đềNgày mùa
Trang webaburobocon2024.vtv.gov.vn
Kết quả
Giải nhấtHồng Kông Hồng Kông
Giải nhìViệt Nam Việt Nam 1
Giải baNhật Bản Nhật Bản
Việt Nam Việt Nam 2
Giải ý tưởngTrung Quốc Trung Quốc
Giải thiết kếHồng Kông Hồng Kông
Giải ABU RoboconViệt Nam Việt Nam 2
2023 ABU Robocon 2025

Robocon Quảng Ninh 2024 là cuộc thi Robocon được tổ chức lần thứ 23 của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Quảng Ninh, Việt Nam. Chủ đề của cuộc thi lần này là Ngày mùa, lấy ý tưởng từ việc canh tác lúa trên các thửa ruộng bậc thang.[1]

Cuộc thi này đánh dấu lần thứ 4 Việt Nam đăng cai tổ chức ABU Robocon, quốc gia đầu tiên có vinh dự này trong lịch sử cuộc thi.

Cuộc thi có sự góp mặt của 13 đội tuyển, trong đó hai đại diện của Việt Nam (thông qua cuộc thi Robocon Việt Nam năm 2024) đều đến từ đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.

Luật chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận đấu diễn ra giữa hai đội trong khoảng thời gian 3 phút. Mỗi đội có 2 robot gồm: Robot 1 và Robot 2.

Sân thi đấu được chia thành ba vùng gồm Vùng 1 (Khu vực xuất phát; Giá để cây, 12 bó mạ cho mỗi đội; Khu vực gieo mạ), Vùng 2 (Vị trí khởi động lại; Mương nước; Khu vực thu hoạch: có sẵn 6 hạt thóc và 6 hạt thóc lép cho mỗi đội) và Vùng 3 (Khu vực chứa thóc; Khu vực silo có 5 ống. Tại Vùng 3 có 6 hạt thóc và 10 hạt thóc lép được đặt sẵn trong kho chứa thóc).

Khi trận đấu bắt đầu, các robot sẽ đi đến Giá để cây lúa ở Vùng 1 để thu gom các bó mạ sau đó mang đi trồng tại Khu vực gieo mạ. Mỗi lần trồng 1 bó mạ thành công, đội ghi được 10 điểm.

Tại Vùng 2, các robot sẽ đi lấy các hạt thóc và hạt thóc lép đặt tại Khu vực thu hoạch và vận chuyển về Khu vực chứa thóc nằm ở Vùng 3 lần lượt như sau: một hạt thóc lép và một hạt thóc tiêu chuẩn. Mỗi lần chuyển thành công, đội ghi được 10 điểm. Tuy nhiên, số lượng các hạt thóc mà robot thu hoạch không được nhiều hơn số bó mạ trồng được ở Vùng 1.

Tại Vùng 3, Robot 2 thu hoạch thóc và chuyển thóc vào các silo chứa thóc. Robot 2 thả 1 hạt thóc thành công vào ống, ghi được 30 điểm.

Trận đấu sẽ kết thúc khi có đội thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển thóc vào các silo và đạt các điều kiện sau:

  • Thả thành công hạt thóc của đội mình vào tối thiểu 3 silo;
  • Các silo phải đầy thóc và có tối thiểu 2 hạt thóc của đội mình;
  • Hạt thóc của đội mình phải ở vị trí trên cùng.

Khi đó, đội sẽ đạt chiến thắng tuyệt đối mang tên "Mùa vàng". Trận đấu cũng có thể kết thúc nếu như tất cả các silo đều đã đầy thóc, nhưng không thỏa mãn mọi điều kiện để có "Mùa vàng"

Các đội tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Quốc gia Trường đại học đại diện Tên đội Đài truyền hình
1 Việt Nam Việt Nam 1 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên SKH - AUTOMATION Đài Truyền hình Việt Nam (chủ nhà)
2 Việt Nam Việt Nam 2 SKH - CK1
3 Campuchia Campuchia Học viện công nghệ Campuchia ITC02 Đài truyền hình quốc gia Campuchia
4 Trung Quốc Trung Quốc Đại học Khoa học điện tử và Công nghệ Trung Quốc Chưa rõ Đài Phát thanh và Truyền hình Sơn Đông
5 Ai Cập Ai Cập Đại học Alexandria Chưa rõ Hiệp hội truyền hình phát thanh Ai Cập
6 Hồng Kông Hồng Kông Đại học Trung văn Hương Cảng Chưa rõ Đài phát thanh truyền hình Hồng Kông
7 Ấn Độ Ấn Độ Học viện Công nghệ Nirma Team Nirma Robocon Doordarshan
8 Indonesia Indonesia Đại học bang Yogyakarta Chưa rõ Televisi Republik Indonesia
9 Nhật Bản Nhật Bản Đại học Công nghệ Toyohashi とよはし☆ロボコンズ
(Toyohashi☆Robocons)
NHK
10 Mông Cổ Mông Cổ Đại học Quốc gia Mông Cổ Chưa rõ Đài phát thanh truyền hình Cộng hòa Mông Cổ
11 Malaysia Malaysia Đại học Khoa học Malaysia Chưa rõ Đài phát thanh truyền hình Malaysia
12 Nepal Nepal Đại học Tribhuvan Chưa rõ Đài truyền hình Nepal
13 Thái Lan Thái Lan Học viện Công nghệ King Mongkut Bắc Bangkok Chưa rõ Công ty TNHH Công cộng MCOT

Bốc thăm

[sửa | sửa mã nguồn]

13 đội tuyển được chia làm 4 bảng (3 bảng 3 đội và 1 bảng 4 đội), mỗi bảng bao gồm một đội hạt giống (là 1 trong 4 đội có kết quả chạy thử tốt nhất). Lễ bốc thăm diễn ra vào ngày 24 tháng 8 năm 2024, 1 ngày trước khi cuộc thi chính thức diễn ra.

Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D
Việt Nam Việt Nam 2 Nhật Bản Nhật Bản Hồng Kông Hồng Kông Việt Nam Việt Nam 1
Trung Quốc Trung Quốc Campuchia Campuchia Thái Lan Thái Lan Ấn Độ Ấn Độ
Indonesia Indonesia Ai Cập Ai Cập Mông Cổ Mông Cổ Nepal Nepal
Malaysia Malaysia

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại vòng bảng, các đội thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm (đối với các bảng A, B và C); riêng tại bảng D các đội chỉ thi đấu với 2 trong số 3 đối thủ trong bảng. Hai đội đứng đầu mỗi bảng giành quyền vào tứ kết.

Lưu ý: Thứ tự các đội trong mỗi cặp đấu được sắp xếp theo thứ tự đỏ-xanh, dựa theo thứ tự công bố trên sóng truyền hình trực tiếp. Kí hiệu chiến thắng tuyệt đối Mùa vàng ở đây được viết tắt (đi kèm với số giây được ghi trong ngoặc kép).

VT Đội ST T B Giành quyền tham dự
1 Việt Nam Việt Nam 2 2 2 0 Tứ kết
2 Trung Quốc Trung Quốc 2 1 1
3 Indonesia Indonesia 2 0 2
Nguồn: VTV
VT Đội ST T B Giành quyền tham dự
1 Nhật Bản Nhật Bản 2 2 0 Tứ kết
2 Campuchia Campuchia 2 1 1
3 Ai Cập Ai Cập 2 0 2
Nguồn: VTV
VT Đội ST T B Giành quyền tham dự
1 Hồng Kông Hồng Kông 2 2 0 Tứ kết
2 Thái Lan Thái Lan 2 1 1
3 Mông Cổ Mông Cổ 2 0 2
Nguồn: VTV
VT Đội ST T B Giành quyền tham dự
1 Việt Nam Việt Nam 1 2 2 0 Tứ kết
2 Malaysia Malaysia 2 1[a] 1
3 Ấn Độ Ấn Độ 2 1[a] 1
4 Nepal Nepal 2 0 2
Nguồn: VTV
Ghi chú:
  1. ^ a b Malaysia xếp trên Ấn Độ do có số điểm trong trận cao hơn: Malaysia 920, Ấn Độ 440.

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
Tứ kết Bán kết Chung kết
         
1 Nhật Bản Nhật Bản 480
8 Trung Quốc Trung Quốc 450
1 Nhật Bản Nhật Bản 380
4 Hồng Kông Hồng Kông Mùa vàng (83s)
5 Campuchia Campuchia 370
4 Hồng Kông Hồng Kông 530
4 Hồng Kông Hồng Kông 510
3 Việt Nam Việt Nam 1 420
3 Việt Nam Việt Nam 1 Mùa vàng (140s)
6 Malaysia Malaysia 220
3 Việt Nam Việt Nam 1 480
2 Việt Nam Việt Nam 2 450
7 Thái Lan Thái Lan 390
2 Việt Nam Việt Nam 2 540

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Vô địch ABU Robocon Quảng Ninh 2024

120x120px[liên kết hỏng]

Đại học Trung văn Hương Cảng - Hồng Kông

Lần thứ ba

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Khám phá chủ đề và luật thi Robocon 2024”. VTV.vn. 4 tháng 5 năm 2024. Truy cập 5 tháng 8 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
Khi nói đến Liyue, thì không thể không nói đến Thất Tinh.
Nhân vật Megumin - Kono Subarashii Sekai ni Shukufuku wo
Nhân vật Megumin - Kono Subarashii Sekai ni Shukufuku wo
Megumin (め ぐ み ん) là một Arch Wizard của Crimson Magic Clan trong Thế giới Ảo, và là người đầu tiên tham gia nhóm của Kazuma
Đại hiền triết Ratna Taisei: Tao Fa - Jigokuraku
Đại hiền triết Ratna Taisei: Tao Fa - Jigokuraku
Tao Fa (Đào Hoa Pháp, bính âm: Táo Huā) là một nhân vật phản diện chính của Thiên đường địa ngục: Jigokuraku. Cô ấy là thành viên của Lord Tensen và là người cai trị một phần của Kotaku, người có biệt danh là Đại hiền triết Ratna Ratna Taisei).
Đấu thần vương Shion trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Đấu thần vương Shion trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Shion (紫苑シオン, lit. "Aster tataricus"?) là Thư ký thứ nhất của Rimuru Tempest và là giám đốc điều hành trong ban quản lý cấp cao của Liên đoàn Jura Tempest