ATM gạo

ATM gạo là một chiếc máy phân phát tự động gạo được ra đời đầu tiên vào ngày 6 tháng 4 năm 2020 bởi Hoàng Tuấn Anh trong bối cảnh Việt Nam phải ứng phó với làn sóng đầu tiên của đại dịch COVID-19. Chiếc máy ATM gạo đầu tiên đã được ra mắt tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ trong thời gian ngắn, chiếc máy đã được lan rộng sang tác tỉnh thành khác của Việt Nam như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng... Tính đến tháng 2 năm 2021, khoảng 100 chiếc máy ATM tại Việt Nam.

Chiếc máy được hoạt động với cơ chế tương tự như máy rút tiền tự động với mỗi người rút gạo nhận được nhận khoảng 1 đến 2 kg gạo miễn phí. Ban đầu chiếc máy có kích cỡ bằng cả phòng trưng bày nhưng sau đó đã được thu gọn lại chỉ còn khoảng 1 m². Đồng thời, nhiều phiên bản khác của ATM gạo cũng đã được ra mắt như ATM oxy, ATM khẩu trang...

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

ATM gạo là một chiếc máy được ra đời khi Việt Nam phải ứng phó với đại dịch COVID-19. Đến tháng 4 năm 2020, Việt Nam đã ghi nhận khoảng 260 ca mắc COVID-19 và chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong. Tuy nhiên, chính phủ nước này đã áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt kéo dài từ ngày 31 tháng 3 năm 2020.[1][2] Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, "Lao động không chính thức, lao động không khí hợp đồng lao động, lao động có thu nhập thấp, lao động trẻ và lao động già là những nhóm dễ bị tổn thương trước dịch COVID-19".[3] Ước tính đã có khoảng 5 triệu công nhân đã bị sa thải do ảnh hưởng bởi đại dịch.[3][4] Với mong muốn hỗ trợ cộng đồng, những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà Hoàng Tuấn Anh đã quyết định thiết kế một chiếc ATM gạo.[5]

Sản xuất và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]
Ghi chú kêu gọi san sẻ tại một trụ ATM gạo ở huyện Bình Chánh.

Chiếc máy ATM gạo đầu tiên được thi công trong vòng 8 giờ bởi Hoàng Tuấn Anh,[5] tổng giám đốc điều hành công ty PHGLock quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.[6] Sau khi cỗ máy được sản xuất thì một tấn gạo đã được Anh cùng bạn bè mình đưa vào chiếc máy. Sau đó thì lên 5 tấn sau khi nhận được sự huy động từ những người xung quanh.[5] Chiếc máy ATM gạo đầu tiên đã được đặt tại số 204B đường Vườn Lài, quận Tân Phú vào ngày 6 tháng 4 năm 2020.[6][7] Chiếc máy được chế tạo từ những vật dụng sẵn có của công ty PHGLock với cơ chế hoạt động tương tự như máy rút tiền tự động. Mỗi lần người sử dụng nhấn vào một chiếc nút thì sẽ có 1,5 kg[a] gạo tuôn ra từ ống.[6][7] Gạo của cây ATM ban đầu sẽ được chứa trong thùng lớn rồi dẫn về người cần lấy gạo thông qua các ống dẫn khi người sử dụng nhấn nút trên chiếc máy ATM. Trong quá trình này, một tình nguyện viên sẽ nhận được cảnh báo trên điện thoại.[3] Theo chia sẻ của người sáng tạo cỗ máy thì ban đầu chẳng có ai đến nhận. Tuy nhiên, sau khi nhân viên của công ty ra kêu gọi mọi người xếp hàng nhận gạo thì trong ngày đầu tiên đã có hai tấn gạo được phát ra từ chiếc máy.[5]

Sau thành công của chiếc máy đầu tiên thì chiếc máy thứ hai đã được sáng chế và đi vào hoạt động ở Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh rồi lan rộng ra các quận, huyện khác ở thành phố Hồ Chí Minh. Lúc bấy giờ, người sáng tạo chiếc máy là Tuấn Anh đã chia sẻ bản thân sẵn sàng cho và chuyển giao công nghệ lan rộng các quân huyện khác ở thành phố cũng như tỉnh, thành khác tại Việt Nam khi các mạnh thường quân cần.[6] Thậm chí, để duy trì hoạt động của ATM mà Hoàng Tuấn Anh còn đã phải bán nhà.[8] Chiếc máy ban đầu được cho là có kích cỡ như một phòng trưng bày nhưng sau đó thì lại được thiết kế tinh gọn thành 1 m² để thuận tiện cho việc di chuyển.[5] Thậm chí, nhiều chiếc ATM sau đó đã được thiết kế trong một chiếc xe container nhằm thuận tiện di chuyển và tận dụng sau khi đại dịch COVID-19 ở miền Trung Việt Nam khi các mùa bão lũ đến.[7]

Đến tháng 2 năm 2021, khoảng 100 chiếc ATM gạo đã được lan truyền khắp Việt Nam.[5] Ước tính đến ngày 5 tháng 8 năm 2021, chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 150 tấn gạo và 41.000 người nhận được hỗ trợ từ ATM gạo.[9] Trong thời kỳ đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, chiếc máy đã được lan truyền sang nhiều tỉnh/thành khác như Hà Nội,[7][10] Huế,[10] Đà Nẵng,[2] Hòa Bình, Bình Định, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Cần Thơ, Cà Mau,[6] Long An,[11] Bình Thuận,[12] Lâm Đồng,[13] Phú Yên,[14] Vĩnh Long[15]... hay tại một số quốc gia khác như Ấn Độ,[16][17] Campuchia, Đông Timor,[18] Myanmar[19]... cũng đã xuất hiện ATM gạo do Hoàng Tuấn Anh phân phối hoặc do người dân nước đó tự phát triển tương đồng.

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
"Tôi choáng ngợp khi chứng kiến làn sóng thiện nguyện lớn chưa từng thấy. Từ vài tấn gạo ban đầu, tôi nhận được vài chục tấn rồi vài trăm tấn. Từ 1 máy ATM dựng ở sân nhà, tôi bắt đầu đi đến các điểm khác của thành phố, rồi tỉnh khác để dựng lên 100 máy trong vòng chỉ 15 ngày đầu của tháng 4."

Hoàng Tuấn Anh[19]

Chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau khi ATM gạo được ra mắt lần đầu tiên hơn một tuần thì Phó Chủ tịch nước Việt Nam Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gửi thư ca ngợi Hoàng Tuấn Anh vì nỗ lực của anh vì cộng đồng và người dân trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19.[20][21] Trang thông tin của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ca ngợi hành động của Tuấn Anh "đã góp phần lan tỏa giá trị xã hội tốt đẹp".[22] Nhiều hình thức ATM sau đó cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương khi gần 90 tấn gạo từ chương trình của Chính phủ Việt Nam đã được phân phát thông qua ATM gạo ở phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.[23] Vào tháng 3 năm 2021, tác giả của ATM gạo đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trao tặng bằng khen "Gương mặt trẻ tiêu biểu 2020 góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" trong lĩnh vực hoạt động xã hội.[24]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều tờ báo tại Việt Nam như Nhân Dân, Tuổi Trẻ,... ca ngợi và gọi chiếc máy ATM gạo như là một hành động chia sẻ tình thương giữa người với người trong thời kỳ dịch bệnh.[5][7] Trên Twitter, nhà văn Marianne Williamson đã ca ngợi "ATM gạo" và đề xuất thực hiện ý tưởng này tại Hoa Kỳ khi "nhiều người Mỹ cũng đang thiếu ăn và đang tuyệt vọng mỗi ngày".[25] Nguyen Xuan Quynh của hãng thông tấn Bloomberg đã gọi chiếc máy là "sự kết hợp kỳ lạ giữa con người, máy móc và công nghệ di động".[4] Hội đồng Thanh niên châu Á cũng đã vinh danh Hoàng Tuấn Anh là một trong mười "Lãnh đạo trẻ tiêu biểu châu Á" năm 2021.[26]

Văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong đề thi dành cho học sinh giỏi cấp thành phố ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 đã đề cập chiếc ATM gạo trong đề thi. Trong câu đầu tiên, đề bài có đề cập đến hình ảnh ATM gạo được tạo nên từ "ATM + gạo + trái tim" và yêu cầu thí sinh dự thi viết một bài văn với nhan đề "những sáng tạo khởi nguồn từ yêu thương".[27][28] Hay tương tự trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến chiếc ATM gạo trong phần nghị luận xã hội.[29]

Phiên bản khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều phiên bản khác của ATM gạo cũng đã được ra mắt như ATM oxy, ATM khẩu trang...[30] Cả hai dự án cũng do Hoàng Tuấn Anh lên ý tưởng nhằm hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19.[31][32] Thay vì là một chiếc máy thì ATM oxy lại chỉ là một tên gọi và hoạt động theo hình thức trạm cung cấp oxy cho người dân khi cần sử dụng. Theo chia sẻ của Tuấn Anh, ATM oxy là mong muốn giúp đỡ những người mắc COVID-19 cần "sự chăm sóc y tế cơ bản khi các bệnh viện, các cơ sở điều trị quá tải".[32] Ước tính sau khi một tháng dự án ATM oxy được khởi động thì đã có 23 trạm trên khắp thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp oxy cho 10.000 bệnh nhân mắc COVID-19.[33]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cũng có thể từ 1 đến 2 kg.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (31 tháng 3 năm 2020). “Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ a b 'Rice ATM' feeds Vietnam's poor amid virus lockdown”. Reuters (bằng tiếng Anh). 13 tháng 4 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ a b c “Entrepreneur's 'free rice ATMs' for Vietnam's poor”. BBC News (bằng tiếng Anh). 16 tháng 6 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ a b Nguyen Xuan Quynh (24 tháng 4 năm 2020). 'Rice ATMs' Dispense Free Food to Out-of-Work Vietnamese”. Bloomberg Television (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ a b c d e f g Mỹ Dung (5 tháng 2 năm 2021). “ATM gạo sẻ chia yêu thương”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ a b c d e CM (19 tháng 4 năm 2020). “Lan tỏa mô hình "ATM gạo" cho người nghèo”. Báo Đảng Cộng sản. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ a b c d e Nhiều tác giả (14 tháng 4 năm 2020). 'ATM gạo' - nhân bản yêu thương, lan tỏa tình người”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ “Người đưa máy 'ATM gạo' ra thế giới”. Báo Tin tức. 23 tháng 6 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ 'Rice ATM' machines benefit 41,000 needy people in Ho Chi Minh City”. Nhan Dan Online (bằng tiếng Anh). 6 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  10. ^ a b Lee, Alicia (13 tháng 4 năm 2020). 'Rice ATMs' provide free rice for people out of work in Vietnam due to the coronavirus crisis”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  11. ^ Tạ Hiển (4 tháng 8 năm 2020). “Lắp đặt hệ thống ATM gạo, tiếp sức cộng đồng cùng vượt dịch”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  12. ^ Duy Tuấn (13 tháng 4 năm 2020). “Máy "ATM gạo" cho người khó khăn ở Bình Thuận”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  13. ^ “VNPT opens Rice ATM in Lam Dong”. VNPT. 5 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  14. ^ Xuân Triệu (26 tháng 7 năm 2021). “Cây 'ATM gạo' hỗ trợ người dân gặp khó tại vùng dịch Phú Yên”. Báo Tin tức. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  15. ^ Lan Anh (23 tháng 4 năm 2020). "ATM gạo" nghĩa tình cho người dân nghèo Vĩnh Long”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  16. ^ TTXVN (29 tháng 12 năm 2020). “India to launch "rice ATMs" similar to Vietnam's”. VietnamPlus (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  17. ^ Chaturvedi, Tulika (22 tháng 11 năm 2021). “Hero Uses Rs 40 Lakh From His Savings To Set up Rice ATM, Feeds 160 People a Day”. The Better India (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
  18. ^ Trịnh Thanh (13 tháng 5 năm 2020). 'ATM gạo' Việt Nam 'xuất ngoại' đi khắp 10 nước Đông Nam Á”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  19. ^ a b Nguyễn Dũng (19 tháng 3 năm 2021). “Chuyện về 'cha đẻ' ATM gạo”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
  20. ^ Nhặt Đăng (18 tháng 4 năm 2020). “Phó chủ tịch nước gửi thư khen nghĩa cử giúp dân của người sáng lập 'ATM gạo'. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  21. ^ Hồng Hà (17 tháng 4 năm 2020). “Phó Chủ tịch nước gửi thư khen người sáng chế 'ATM gạo'. Báo Tổ quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  22. ^ Ngọc Tuyết; Quốc Thanh (7 tháng 4 năm 2020). "ATM gạo" – nghĩa tình thời cách ly xã hội”. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  23. ^ Minh Quang (11 tháng 10 năm 2021). “TP Hồ Chí Minh hỗ trợ gạo cho lực lượng chống dịch và bà con nghèo”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  24. ^ Trương Huyền (9 tháng 3 năm 2021). "Cha đẻ" ATM gạo là 1 trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020”. Báo Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  25. ^ Văn Hùng (23 tháng 4 năm 2020). “Thế giới ca ngợi "gạo ATM" của Việt Nam”. Báo Công an Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  26. ^ “Cha đẻ 'máy ATM gạo' Hoàng Tuấn Anh và bác sĩ Trần Anh Tú được vinh danh 'Lãnh đạo trẻ tiêu biểu châu Á'. Báo Tin tức. 17 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  27. ^ Hoành Hương (10 tháng 6 năm 2020). 'ATM gạo' vào đề thi văn học sinh giỏi TP.HCM”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
  28. ^ Minh Nhật (10 tháng 6 năm 2020). “Hình ảnh ATM gạo mùa dịch vào đề thi học sinh giỏi Văn tại TP.HCM”. ZingNews. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
  29. ^ Đăng Nguyên (18 tháng 7 năm 2020). 'Cha đẻ' nói gì khi 'ATM gạo' liên tục xuất hiện trong đề thi?”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
  30. ^ Nguyễn Dũng; Ngọc Khuyên (15 tháng 10 năm 2022). 'Cha đẻ' ATM gạo, chuyện giờ mới kể”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  31. ^ Công Trung (16 tháng 8 năm 2020). “ATM khẩu trang miễn phí tại TP.HCM”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  32. ^ a b Hoàng Tuyết (3 tháng 10 năm 2021). “Lan toả yêu thương từ những 'ATM gạo' và 'ATM oxy'. Báo Tin tức. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  33. ^ Ban Thời sự (1 tháng 9 năm 2021). “ATM Oxy 24/7 cung cấp cho hơn 10.000 F0 tại TP Hồ Chí Minh”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Phóng xạ hay phóng xạ hạt nhân là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Quay trở lại vài năm trước, nhắc đến cái tên Mixigaming, chắc hẳn chả mấy ai biết đến
Haibara Ai -
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa của một bộ phận fan và non-fan Thám tử lừng danh Conan.
Hướng dẫn lấy thành tựu Liyue Ichiban - Genshin Impact
Hướng dẫn lấy thành tựu Liyue Ichiban - Genshin Impact
Hướng dẫn mọi người lấy thành tựu ẩn từ ủy thác "Hương vị quê nhà" của NPC Tang Wen