Achaemenes (phó vương)

Achaemenes
Phó vương của Ai Cập
Tiền nhiệmPherendates
Kế nhiệmArsames
Vương triềuVương triều thứ 27
PharaonXerxes IArtaxerxes I
ChaDarius I
MẹAtossa

Achaemenes (còn bị gọi sai là Achaemenides bởi Ctesias, từ tiếng Ba Tư cổ Haxāmaniš[1]) là một vị tướng nhà Achaemenesphó vương của Ai Cập cổ đại vào giai đoạn đầu thế kỷ thứ 5 TCN, dưới thời vương triều thứ 27 của Ai Cập.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là một người con trai của Darius I với nữ hoàng Atossa và do đó là em ruột của Xerxes I,[1] Achaemenes đã được bổ nhiệm làm phó vương của Ai Cập vào khoảng thời gian giữa năm 486 và 484 TCN, ngay sau khi Xerxes lên ngôi. Vào lúc này, Ai Cập đang nổi dậy chống lại sự cai trị của nhà Achaemenes, và dường như là vị phó vương tiền nhiệm Pherendates đã thiệt mạng trong thời kỳ hỗn loạn này.[2] Cuộc khởi nghĩa này, có thể đã được lãnh đạo bởi một vị pharaoh tự xưng tên là Psammetichus IV,[3] cuối cùng đã bị Achaemenes dập tắt vào khoảng năm 484 TCN. Sau chiến thắng này, Achaemenes đã áp dụng một chính sách hà khắc hơn để ngăn chặn những cuộc khởi nghĩa mới, dẫu vậy kết quả là thực sự trái ngược.[4]

Khi Xerxes phát động cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ hai của người Ba Tư (480–479 TCN), Achaemenes đã được triệu hồi để chỉ huy hạm đội Ba Tư-Ai Cập và tham gia vào trận Salamis (480 TCN). Achaemenes đã sống sót sau thất bại này, và được phái quay trở về Ai Cập để tiếp tục nhiệm vụ là thống đốc của mình.[1][2]

Vào năm 460 TCN, dưới sự lãnh đạo của một hoàng tử bản địa tên là Inaros, Ai Cập đã nổi dậy một lần nữa chống lại sự cai trị của người Ba Tư. Achaemenes đã đối đầu với Inaros trong trận Papremis (459 TCN) nhưng đã thua trận và bị giết. Thi hài của Achaemenes đã được gửi tới vua Artaxerxes I như là một lời cảnh báo.[1][2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d M. A. Dandamayev, “Achaemenes,” Encyclopædia Iranica, I/4, p. 414; an updated version is available online at http://www.iranicaonline.org/articles/achaemenes-greek
  2. ^ a b c Ray, John D. (2006). “Egypt, 525–404 B.C.”. Trong Boardman, John; Hammond, N.D.L.; Lewis, D.M.; Ostwald, M. (biên tập). The Cambridge Ancient History (2nd ed.), vol. IV – Persia, Greece and the Western Mediterranean c. 525 to 479 B.C. Cambridge University Press. tr. 266. ISBN 0 521 22804 2.
  3. ^ Eugène Cruz-Uribe, "On the Existence of Psammetichus IV". Serapis. American Journal of Egyptology 5 (1980), pp. 35–39.
  4. ^ Ray, John D. (2006). “Egypt, 525–404 B.C.”. Trong Boardman, John; Hammond, N.D.L.; Lewis, D.M.; Ostwald, M. (biên tập). The Cambridge Ancient History (2nd ed.), vol. IV – Persia, Greece and the Western Mediterranean c. 525 to 479 B.C. Cambridge University Press. tr. 266, 275–276. ISBN 0 521 22804 2.
Tiền nhiệm
Pherendates
Phó vương của Ai Cập
khoảng năm 486 – 459 TCN
Kế nhiệm
Arsames
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bạn có thực sự thích hợp để trở thành người viết nội dung?
Bạn có thực sự thích hợp để trở thành người viết nội dung?
Đã từng bao giờ bạn cảm thấy mình đang chậm phát triển trong nghề content dù đã làm nó đến vài ba năm?
3 chiếc túi hiệu thú vị được lòng giới thời trang, nàng công sở cá tính hẳn cũng mê mệt
3 chiếc túi hiệu thú vị được lòng giới thời trang, nàng công sở cá tính hẳn cũng mê mệt
Nếu để chọn ra nững mẫu túi hiệu thú vị đáp ứng được các tiêu chí về hình khối, phom dáng, chất liệu, mức độ hữu dụng cũng như tính kinh điển thì bạn sẽ chọn lựa những mẫu túi nào?
Ý Nghĩa Hình Xăm Bươm Bướm Trong Nevertheless
Ý Nghĩa Hình Xăm Bươm Bướm Trong Nevertheless
Bất kì một hình ảnh nào xuất hiện trong phim đều có dụng ý của biên kịch
Vegapunk và quan điểm về tôn giáo của Albert Einstein
Vegapunk và quan điểm về tôn giáo của Albert Einstein
Tương lai đa dạng của loài người chính là năng lực. Căn cứ theo điều đó, thứ "Trái với tự nhiên" mới bị "Biển cả", mẹ của tự nhiên ghét bỏ