Aconitin

Aconitin
Cấu trúc của Aconitin
Tổng quan
Tên khácAcetylbenzoylaconin
Acetylbenzoylaconine
Công thức phân tửC34H47NO11
Phân tử gam645,7554 g/mol
Biểu hiệnTinh thể màu trắng
Số CAS[302-27-2]
Thuộc tính
Tỷ trọngpha0,789 g/cm³, rắn
Độ hòa tan trong nướcKhông hòa tan
Nhiệt độ nóng chảy204°C (477,15 K)
phân hủy
Khác
Các nguy hiểm chínhCực độc (T+)
Rủi ro/An toànR:26/28
S:24-45
Số RTECSAR5960000
Dữ liệu hóa chất bổ sung
Cấu trúc & thuộc tínhn εr, v.v.
Dữ liệu nhiệt động lựcCác trạng thái
rắn, lỏng, khí
Dữ liệu quang phổUV, IR, NMR, MS
Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu
được lấy ở 25 °C, 100 kPa
Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Aconitin là một alkaloid cực độc có nguồn gốc từ các loài ô đầu (phụ tử, thuộc chi Aconitum), chủ yếu ở loài ô đầu hoa tím Aconitum napellus. Nó là một chất độc thần kinh có khả năng mở các kênh ion Na+ nhạy cảm TTXtim và các cơ quan khác, và nó được sử dụng để tạo ra các mô hình loạn nhịp tim.

Aconitin có công thức hóa học C34H47NO11, và dễ hòa tan trong cloroform hay benzen, hòa tan ít trong rượu hay ête, và nói chung không hòa tan trong nước. Aconitin có thể bị thủy phân thành benzoylaconinaconin.

Độc tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Aconitin và các alkaloid có liên quan tới nó rất dễ bị hấp thụ khi nuốt phải cũng như được hấp thụ qua đường tiếp xúc với da và các màng nhầy. Hiệu ứng của aconitin dựa trên sự gia tăng độ thẩm thấu của các ion natri qua các màng ngăn, làm chậm lại quá trình tái phân cực. Nó có tác động tới hệ thần kinh ngoại biên cũng như trung tâm. Ở liều thấp gây ra các tác động kích thích, ở liều cao hơn một chút thì tạo cảm giác nóng bỏng, gây nôn mửa, chóng mặt còn ở liều cao hơn nữa thì gây tê liệt và dẫn tới tử vong do trụy tim.

Nó có liều gây tử vong LD50chuột nhắt (truyền ven) là 0,12 mg/kg và ở chuột cống (miệng) là 5,97 mg/kg. Ở người liều gây tử vong nằm trong khoảng 2–5 mg/kg theo đường miệng.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Aconitin dưới dạng hợp chất trong rễ phơi khô của các loài ô đầu đã được sử dụng phối hợp với một số vị thuốc khác (thiên nam tinh, bán hạ, phòng phong, xuyên khung, bạch chỉ v.v) trong y học cổ truyền phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam) với tên gọi là ô đầu, phụ tử (tùy theo loài cũng như theo loại rễ được dùng). Nó có vị cay, nóng, chứa độc và có tác dụng thẩm thấp trừ đàm, khu phong chống co thắt, giải độc và tán kết. Các cơ quan có tác dụng: tim, thận, tì. Được dùng để làm thuốc giảm đau, chống co giật, co thắt, liệt mặt, chống sung huyết, đau nửa đầu và chống thoát mồ hôi khi thân nhiệt giảm v.v. Liều dùng không quá 3-5 gam rễ đã phơi khô đem ngâm nước và đun sôi trong 4-6 giờ. Không dùng khi có thai, không dùng rễ tươi.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
5 cách tăng chỉ số cảm xúc EQ
5 cách tăng chỉ số cảm xúc EQ
Chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient) là chìa khóa quan trọng cho những ai muốn thành công trong cuộc sống
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Anh chàng thám hiểm ngày nọ vào lâu đài cổ thì phát hiện ra bộ xương của công chúa đã die cách đây rất lâu
Tổ chức Blue Roses trong Overlord
Tổ chức Blue Roses trong Overlord
Blue Roses (蒼 の 薔薇) là một nhóm thám hiểm được xếp hạng adamantite toàn nữ. Họ là một trong hai đội thám hiểm adamantite duy nhất của Vương quốc Re-Esfying.
Giới thiệu về Azuth Aindra và bộ Powered Suit trong Overlord
Giới thiệu về Azuth Aindra và bộ Powered Suit trong Overlord
Khả năng chính của Powered Suit là thay thế tất cả chỉ số của người mặc bằng chỉ số của bộ đồ ngoại trừ HP và MP