Albert Schlicklin (1857–1932), còn được biết với tên gọi Cố Chính Linh ("cố chính" là cách xưng cũ đối với vị linh mục Tổng đại diện, "Linh" là tên âm Việt của ông), là một linh mục Công giáo La Mã người Pháp. Ông là người có công dịch bộ Kinh Thánh từ tiếng Latinh sang ngôn ngữ Việt Nam. Bản dịch của ông cho tới ngày nay vẫn là cơ sở cho các bản dịch Kinh Thánh chính thức.[1][2][3][4]
Ông sinh ngày 12 tháng 11 năm 1857 tại Liebsdorf, vùng Alsace (Pháp). Được Hội Thừa sai Paris gửi đến Việt Nam năm 1885, với sự giúp đỡ của các học giả Công giáo người Việt, ông nghiên cứu ngôn ngữ Việt và tập trung cho việc chuyển ngữ bộ Kinh Thánh từ bản Kinh Thánh Latin Vulgate, là bản Kinh Thánh được Tòa Thánh Vatican chính thức công nhận. Khoảng năm 1913–1914, Hội Thừa Sai Paris tại thành phố Hồng Kông cho phát hành bản Kinh Thánh Cựu ước, được in song ngữ bản Latin Vulgate với bản dịch Việt ngữ của ông. Năm 1916, Kinh Thánh Tân ước cũng được phát hành và cũng in song ngữ, một bên chữ Việt một bên chữ Latin.
Ngoài công trình dịch Kinh Thánh ra, ông còn viết một số tác phẩm bằng Việt ngữ như:
^Die Heilige Schrift in den katholischen Missionen: Johannes Beckmann - 1966 - 35 Schlicklin selbst sah in der Ubersetzung der Heiligen Schrift seine Lebensaufgabe. Ihr widmete er sich vor allem in den Jahren, da er Superior des Großen Seminars in Ke-so war. Schon 1913 erschien in der Druckerei des Pariser "
^Nouvelle revue de science missionaire Volumes 20-21 Verein zur Förderung der Missionswissenschaft, Seminar Schöneck - 1964 "37 Liber Psalmorum Thanh Vinh Cu Ban Vulgata Co Chinh Linh, Dia Phan Tay Dang Ngogan (Albertus Schlicklin, Doctor in universa Theologia Prov. Apost. Tunq. Occid.) Dich ra tieng Annam va thich nghia. Hongkong Imprimerie de la Société "
^Die Heilige Schrift in den katholischen Missionen: Johannes Beckmann - 1966 M. Schlicklin, Provicaire de la Mission de Hanoi. In: Société des Missions-Etrangères. Compte rendu des Travaux 1932 (Paris 1933) 347. 3* Kinh Thann Cu Ban Vulgata Co Chinh Linh, Dia Phan Tay Dang Ngoai (Albertus Schlicklin,...
^Bulletin de la Société des études indo-chinoises de Saigon Volume 45 Société des études indo-chinoises - 1970 "... par la rapide évolution de la langue vietnamienne et de sa terminologie chrétienne. En comparaison avec la traduction complète de la Sainte-Bible du père Albertus Schlicklin (en vietnamien Cô Chinh Linh) éditée en 1916 et celle du père Gérard Gagnon (en vietnamien Tâm Ngoc) publiée en fascicules au cours de la dernière."
Thuật ngữ “thao túng cảm xúc” (hay “tống tiền tình cảm/tống tiền cảm xúc”) được nhà trị liệu Susan Forward đã đưa ra trong cuốn sách cùng tên