Alexander Gerst

Alexander Gerst
Trạng tháiActive
Quốc tịchĐức
Nghề nghiệpVật lý địa chất
Giải thưởngBernd Rendel-Preis
Sự nghiệp chinh phục không gian
Phi hành gia Cơ quan vũ trụ châu Âu
Thời gian trong không gian
165d 08h 01m
Tuyển chọn2009 ESA Group
Sứ mệnhCuộc thám hiểm 40/41 tại Trạm vũ trụ Quốc tế
Phù hiệu sứ mệnh
Tập tin:Soyuz-TMA-13M-Mission-Patch.png

Tiến sĩ Alexander Gerst (sinh ngày 3 tháng 5 1976 tại Künzelsau, Baden-Württemberg, Đức) là một phi hành gia thuộc Cơ quan vũ trụ châu Âu và là một nhà vật lý địa chất học. Vào năm 2009 ông được chọn để tham gia chương trình huấn luyện vũ trụ. Ông từng là thành viên phi hành đoàn của Trạm vũ trụ Quốc tế từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2014.

Ông từng theo học tại Viện công nghệ Karlsruhe, Đức và lấy bằng về vật lý địa chất học.[1] Ông cũng đã học về khoa học trái đất ở trường Đại học Wellington VictoriaNew Zealand và lấy được bằng thạc sĩ.[2] Ông bắt đầu công việc nghiên cứu từ năm 2005 và nhận được bằng Tiến sĩ về khoa học tự nhiên của Viện vật lý địa chất của Đại Học Hamburg vào năm 2010. Ông có sở thích leo núi, lặn và nhảy dù.

Ông chính thức được chọn làm phi hành gia của Cơ quan vũ trụ châu Âu vào năm 2009.[3] Lần bay vào không gian đầu tiên của ông là từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2014 với tư cách thành viên phi hành đoàn của cuộc thám hiểm 40/41 tại Trạm vũ trụ Quốc tế.[4][5]

Vào ngày 10 tháng 11 năm 2014, lúc 03 giờ 58 giờ GMT (04:58 CET), ông đã hạ cánh trở lại trái đất này cùng phi thuyền Soyuz TMA-13M. Cũng chính chiếc phi thuyền này cũng đã đưa ông lên Trạm vũ trụ Quốc tế vào ngày 28 tháng 5 năm 2014.

Vào mùa hè năm 2018, theo dự kiến một lần nữa ông sẽ đến làm việc tại Trạm vũ trụ Quốc tế, lần này với tư cách chỉ huy của trạm.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Alexander Gerst”. European Space Agency.
  2. ^ Gerst, Alexander (1 tháng 1 năm 2003). Temporal Changes in Seismic Anisotropy as a New Eruption Forecasting Tool (Luận văn) (bằng tiếng Anh). Open Access Te Herenga Waka-Victoria University of Wellington. doi:10.26686/wgtn.16910776.v1.
  3. ^ “ESA prepares for the next generation of human spaceflight and exploration by recruiting a new class of European astronauts”. European Space Agency. ngày 20 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2010.
  4. ^ Clark, Stephen. “Mission Status Center”. Spaceflight Now. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2014.
  5. ^ “Expedition 41 Lands Safely in Kazakhstan”. NASA. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2014.
  6. ^ “Alexander Gerst wird erster deutscher Kommandant im All”. faz. 18 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2016.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Tất cả những thông tin mà ta đã biết về The Primordial One - Vị Đầu Tiên và The Second Who Came - Vị Thứ 2
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Dù là Tam đệ tử được Đường Tăng thu nhận cho cùng theo đi thỉnh kinh nhưng Sa Tăng luôn bị xem là một nhân vật mờ nhạt
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Trong khung cảnh lầm than và cái ch.ết vì sự nghèo đói , một đế chế mang tên “Mặt Nạ Đồng” xuất hiện, tự dưng là những đứa con của Hoa Thần
Giới thiệu Frey - Sky Queen trong Tensura
Giới thiệu Frey - Sky Queen trong Tensura
Frey có đôi cánh trên lưng và móng vuốt ở chân. Cô ấy có mái tóc trắng và thường được nhìn thấy mặc một chiếc váy đỏ.