Arthur Eichengrün

Arthur Eichengrün (13.8.1867 - 23.12.1949) là một nhà hóa học người Đức, được biết đến nhiều qua vụ tranh cãi về người nào đã phát minh ra aspirin.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Arthur Eichengrün sinh tại Aachen, con của một nhà buôn kiêm nhà sản xuất quần áo người Do Thái. Năm 1885, ông học hóa họcĐại học Aachen, sau đó di chuyển tới Berlin, và cuối cùng tới Erlangen, nơi ông đậu bằng tiến sĩ năm 1890.

Năm 1896, ông vào làm việc trong phòng thí nghiệm dược phẩm của Công ty dược Bayer. Năm 1908, ông rời công ty Bayer và lập một công ty chế tạo dược phẩm Cellon-Werke của riêng mình ở Berlin. Công ty của ông bị chính quyền Đức quốc xã "Aryan hóa"[1] năm 1938.

Năm 1943, ông bị bắt và bị xử phạt 4 tháng tù vì đã sai khi đưa từ "Israel" vào tên công ty của mình. Tháng 5 năm 1944, ông lại bị bắt về cùng tội nêu trên và bị đày tới trại tập trung Theresienstadt trong 14 tháng cho tới khi thế chiến thứ hai chấm dứt ở châu Âu.

Sau khi được giải phóng, ông trở lại Berlin, nhưng năm 1948 ông di chuyển tới Bad WiesseeBavaria, nơi ông qua đời vào năm sau ở tuổi 82.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Eichengrün nổi tiếng vì có nhiều phát minh chẳng hạn các quá trình tổng hợp các hợp chất hóa học. Ông có 47 bằng sáng chế. Tuy nhiên, ông còn được biết đến nhiều do vụ việc gây tranh cãi quanh vấn đề ai là người phát minh ra Aspirin.

Thường thì người ta cho rằng Felix Hoffmann - một nhà hóa học trẻ của Công ty dược phẩm Bayer – đã phát minh ra Aspirin năm 1897. (Cũng cần nói thêm là chất axít acetylsalicylic "không thuần nhất" (ASA, hợp chất hoạt hóa của Aspirin) đã được tổng hợp ngay từ năm 1853 bởi Charles Frédéric Gerhardt một nhà hóa học người Pháp; nhưng quá trình tổng hợp năm 1897 ở Công ty dược phẩm Bayer là lần sản xuất đầu tiên của "axít acetylsalicylic thuần", có thể dùng để làm thuốc).

Năm 1949, Arthur Eichengrün đăng một bài báo, trong đó ông tự nhận là người lập kế hoạch và điều khiển việc tổng hợp Aspirin cùng tổng hợp nhiều hợp chất liên quan khác. Ông cũng tự nhận mình là người chịu trách nhiệm thử lâm sàng bí mật đầu tiên thuốc Aspirin. Cuối cùng, ông cho biết vai trò của Hoffmann chỉ giới hạn ở việc tổng hợp ban đầu trong phòng thí nghiệm, dùng phương pháp tiến hành của ông (Eichengrün), ngoài ra Hoffmann không làm thêm điều gì khác.[2]

Lời tường thuật của Eichengrün không được các sử gia và các nhà hóa học công nhận cho tới năm 1999, khi Walter Sneader của Phân ban Khoa học dược phẩm ở Đại học Strathclyde tại Glasgow xem xét lại trường hợp này và đi dến kết luận là quả thực lời tường thuật của Eichengrün có sức thuyết phục và chính xác, và rằng Eichengrün đáng tin là người đã phát minh ra Aspirin.[3] Công ty Bayer lập tức phủ nhận thuyết này trong một cuộc họp báo, tự nhận là việc phát minh ra Aspirin là do Hoffmann.

Cho tới năm 2004, vụ tranh cãi này vẫn bỏ ngỏ: trong khi luận thuyết của Sneader được nói tới nhiều, vẫn không có nguồn độc lập thứ hai nào xác minh cho lời giải thích của bên này hoặc bên kia.

Năm 1897, Protargol, một muối bạc (silver salt) của hỗn hợp protein, được Eichengrün triển khai ở Công ty dược phẩm Bayer, đã được đưa ra như một loại thuốc mới chống bệnh Lậu mủ. Protargol được sử dụng cho tới khi có thuốc sulfonamide và sau đó là thuốc kháng sinh trong thập niên 1940.[4]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích và Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ tức trục xuất những người không thuộc sắc tộc Aryan (Đức)
  2. ^ Eichengrün A. 50 Jahre Aspirin. Pharmazie 1949;4:582-4. (in Tiếng Đức)
  3. ^ Sneader W. The discovery of aspirin: a reappraisal. BMJ 2000;321:1591-4. PMID 11124191
  4. ^ Vaupel E. Arthur Eichengrün-tribute to a forgotten chemist, entrepreneur, and German Jew. Angew Chem Int Ed Engl 2005;44:3344-55. PMID 15798983
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Hải Phòng] Cùng thư giãn tại Time Coffee Núi Đèo
[Hải Phòng] Cùng thư giãn tại Time Coffee Núi Đèo
Không gian tại quán là một lựa chọn lí tưởng với những người có tâm hồn nhẹ nhàng yên bình
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Chưa bao giờ trong lịch sử có nền kinh tế của một quốc gia hồi phục nhanh như vậy sau chiến tranh và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts, gián điệp do "Nazarick cộng" cài vào.
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
Trước hết cần làm rõ rằng Kaeya Aberich là em trai nuôi của Diluc Ragnvindr, tuy nhiên anh cũng là một gián điệp của Khaenri'ah