BH-33 | |
---|---|
Kiểu | Máy bay tiêm kích |
Hãng sản xuất | Avia PWS (theo giấy phép) Ikarus (theo giấy phép) |
Chuyến bay đầu tiên | 21 tháng 10-1927 |
Khách hàng chính | Không quân Tiệp Khắc Không quân Ba Lan Không quân Hoàng gia Nam Tư |
Số lượng sản xuất | ~ 110 do Tiệp Khắc chế tạo 50 chiếc do Ban Lan chế tạo 22 chiếc do Nam Tư chế tạo |
Được phát triển từ | Avia BH-21 |
Avia BH-33 là một máy bay tiêm kích hai tầng cánh do Tiệp Khắc chế tạo vào năm 1927. Nó dựa trên loại BH-21J, đây là sự kết hợp giữa khung thân của BH-21 và động cơ chế tạo theo giấy phép Bristol Jupiter.
Các thử nghiệm ban đầu của mẫu thử thứ nhất cho kết quả đáng thất vọng, hiệu suất bay kém, chỉ nhỉnh hơn BH-21, ngay cả khi trang bị phiên bản mạnh hơn của động cơ Jupiter. Sau đó 2 mẫu thử khác được chế tạo, cả hai đều có tên gọi BH-33-1, mỗi chiếc được trang bị một biến thể mạnh hơn của động cơ Jupiter - Jupiter VI và Jupiter VII. Hiệu suất của mẫu thử trang bị Jupiter VII cuối cùng đã đạt yêu cầu, và Bộ chiến tranh Tiệp Khắc yêu cầu sản xuất lô nhỏ - 5 chiếc. 3 chiếc trong số này được bán cho Bỉ, nước này có ý định sẽ mua giấy phép chế tạo, nhưng cuối cùng không thực hiện. Ba Lan đã mua giấy phép chế tạo 50 chiếc có tên gọi PWS-A, chúng được trang bị cho Không quân Ba Lan vào năm 1930[1].
Việc phát triển vẫn được tiếp tục, khung thân gần như được thiết kế lại hoàn toàn, thay thế các cấu trúc gỗ bằng thép. Sản phẩm là BH-33E. Tuy nhiên, quân đội Tiệp Khắc không mặn mà lắm với loại máy bay này. Một lần nữa Avia lại bán giấy phép sản xuất cho nước ngoài, lần này là Nam Tư mua giấy phép sản xuất 24 chiếc đi kèm với hợp đồng mua của Avia 20 chiếc khác.
Cuối năm 1929, một phiên bản khác được cải tiến có tên gọi BH-33L, có sải cánh dài hơn, lắp động cơ Škoda L W. Đây là phiên bản cuối cùng, và quân đội đã mua 80 chiếc. Chúng trở thành trang bị tiêu chuẩn cho một số trung đoàn không quân vào đầu Chiến tranh thế giới II.
Biến thể cuối cùng lắp động cơ Pratt & Whitney Hornet do BMW chế tạo có tên gọi BH-33H (sau được định danh BH-133) vào năm 1930, nhưng không được chế tạo hàng loạt.
Những chiếc BH-33 của Tiệp Khắc không bao giờ tham chiến, còn BH-33 của Ba Lan đã bị thay thế sau khi Đức xâm chiếm Ba Lan.