Chủ nghĩa bài Mãn (giản thể: 排满主义; phồn thể: 排滿主義) hay đơn giản chỉ là bài Mãn (giản thể: 排满; phồn thể: 排滿) ý chỉ tâm lý chống lại người Mãn Châu (Nữ Chân) ở Trung Quốc, đặc biệt là chống lại Nhà Thanh, triều đại thường bị người Hán phẫn uất quy cho là ngoại tộc, ngoại bang, mặc dù có một mức độ hội nhập văn hóa ở đây. Thứ tinh thần dân tộc này có xu hướng là bộ phận của một phong trào lớn hơn, đó là phản Thanh phục Minh (giản thể: 反清复明; phồn thể: 反清復明) nhằm lật đổ Nhà Thanh, khôi phục lại Nhà Minh.
Tôn Trung Sơn là người lập ra nền cộng hòa của Trung Hoa khi lật đổ triều đại Nhà Thanh Ái Tân Giác La đã đi cai quản toàn bộ Trung Quốc từ năm 1644 đến năm 1912. Ông đã tuyên bố như sau khi tiến hành nổi dậy chống lại Nhà Thanh do người Mãn cai trị Trung Hoa của chế độ Minh triều cũ:
“
|
Để khôi phục nền độc lập dân tộc, trước tiên chúng ta phải khôi phục lại quốc gia Trung Hoa. Để khôi phục lại quốc gia Trung Hoa, chúng ta phải đánh đuổi tộc Mãn Châu man di trở về dãy núi Trường Bạch. Để tống khứ tộc man di đi, trước tiên chúng ta phải lật đổ triều đình Mãn Thanh chuyên chế bạo ngược, độc đoán, xấu xa và thối nát, đồi bại. Hỡi đồng bào, đồng chí, một cuộc cách mạng là con đường duy nhất để lật đổ triều đình Nhà Thanh!
|
”
|
— Tôn Trung Sơn
|
Năm 1911, những nhà cách mạng của cuộc Cách mạng Tân Hợi tuyên bố rằng người Hán và người Hồi là bình đẳng như nhau nhưng cân nhắc bỏ qua người Mãn trong lời tuyên bố, và do đó "có thể xem như thừa nhận" cuộc thảm sát người Mãn ở Tây An.[1] Người Hồi do Mã An Lương và Mã Kỳ lãnh đạo đã tiến hành lờ đi lời tuyên bố, và tiếp tục chiến đấu cho Nhà Thanh chống lại những nhà cách mạng. Sau khi tất cả đàn ông người Mãn ở Tây An bị giết sạch, người Hồi chỉ đã có thể giải cứu những thiếu nữ người Mãn xinh đẹp và cải đạo cho họ sang người tộc đạo Hồi để cứu họ khỏi sự truy sát bí mật bất thành văn của người Hán nhằm hòa hợp với dân người Hán tại nước Trung Hoa.[2]
- TERENCE BILLETER: L’empereur jaune: Une tradition politique chinoise (Vị Hoàng Đế da vàng: Một truyền thống chính trị Trung Quốc) (năm 2005). Trung tâm văn hóa Les Indes savantes.
- CHU GIAI VINH (周佳榮): Narrating Nation, Race and National Culture: Imagining the Hanzu Identity in Modern China, in: CHOW KAI-WING, DOAK, KEVIN M. und POSHEK FU (ed.): Constructing nationhood in modern East Asia (Bài xã luận "Thuật lại về quốc gia, chủng tộc và văn hóa dân tộc: Tưởng tượng về bản sắc người Hán ở Trung Quốc hiện đại, các tác giả: CHU GIAI VINH (周佳榮), DOAK, KEVIN M. và PHÓ BẢO THẠCH (傅葆石) (năm 2001). Nhà xuất bản Đại học Michigan, thành phố Ann Arbor, tr. 47–84.
- PAULA HARRELL: Sowing the Seeds of Change – Chinese Students, Japanese Teachers, 1895-1905 (Gieo mầm cho sự chuyển đổi - Học sinh Trung Quốc, giáo viên Nhật Bản, 1895 - 1905 (năm 1992). Nhà xuất bản Đại học Stanford, khu Stanford, tiểu bang California.
- JOAN JUDGE: Talent, Virtue and Nation: Chinese Nationalism and Female Subjectivities in the Early Twentieth Century, in: The American Historical Review (Tài năng, đạo đức và quốc gia: Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và hoạt động chủ quan của phụ nữ trong đầu thế kỷ XX, in trong: Bài điểm sách lịch sử nước Mỹ (tập 106, số 3, tháng 6 năm 2001, tr. 765–803).
- LƯU THANH PHONG (劉青峰): Bài xã luận "Chủ nghĩa dân tộc và Hiện đại hóa Trung Quốc" [民族主義與中國現代化] (năm 1994). Đại học Trung văn Hương Cảng, Hồng Kông.
- JOHN LUST: The Su-pao Case: An Episode in the Early Chinese Nationalist Movement, in: Bulletin of the School of Oriental and African Studies (Sự kiện Tô Báo (蘇報): Một giai đoạn trong phong trào dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc thời kỳ đầu, in trong: Tập san của Khoa Nghiên cứu phương Đông và châu Phi), Đại học Luân Đôn, tập 27, phần 2, tr. 408–429.
- THẨM TÔNG KIỀU (沈松僑): Tôi lấy máu tôi dâng lên Hiên Viên – Thần thoại về Hoàng Đế và quốc tộc dựng nên sự nghiệp vào cuối triều Thanh (我以我血薦軒轅─ 黃帝神話與晚清的國族建構), in trong: Tập san theo quý Nghiên cứu xã hội Đài Loan, ấn bản số 28, tháng 12 năm 1997, tr. 1–77.
- THẨM TÔNG KIỀU (cùng với TIỀN VĨNH TƯỜNG [錢永祥]): Delimiting China: Discourses of 'Guomin' (國民) and the Construction of Chinese Nationality in Late Qing (Định giới Trung Quốc: Các bài diễn thuyết về cụm từ 'Quốc dân' (國民) và cấu trúc của tính chất dân tộc Trung Quốc vào cuối triều Thanh), tài liệu được trưng ra tại Hội thảo về chủ nghĩa dân tộc: Trải nghiệm Đông Á (The East Asia Experience), từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 5 năm 1999, ISSP, Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan, Đài Bắc, 20 trang.(Thẩm Tông Kiều 沈松僑 / Nghiên cứu sinh trợ lý mảng lịch sử cận đại tại Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan 中研院近代史所助理研究員).
- HIROKO SAKAMOTO [坂元ひろ子]: Huyền thoại về chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc: nhân chủng – thân thể – giới tính [中国民族主義の神話: 人種・身体・ジェンダー] (năm 2004). Nhà xuất bản Nhà sách Iwanami, thành phố Tokyo.