Bão Nina (1975)

Bão Nina
Siêu bão cấp 4 (SSHWS/NWS)
Bão Nina trong ngày 2 tháng 8
Hình thành30 tháng 7 năm 1975
Tan6 tháng 8 năm 1975
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 1 phút:
250 km/h (155 mph)
Áp suất thấp nhất900 mbar (hPa); 26.58 inHg
Số người chết Đài Loan 29 thiệt mạng, 140 bị thương
 Trung Quốc trên 229.000[1]
Thiệt hại$1.2 tỷ (USD 1975)
Vùng ảnh hưởng Trung Quốc
 Đài Loan
Một phần của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1975

Bão Nina, được biết đến ở Philippines với tên gọi Bão Bebeng, là xoáy thuận nhiệt đới thứ ba được đặt tên trong mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1975. Cơn bão tồn tại trong khoảng 9 ngày, từ lúc hình thành vào ngày 30 tháng 7 đến khi tan trong ngày 8 tháng 8. Chịu ảnh hưởng từ không khí lạnh tràn xuống, Nina đã gây mưa rất lớn tại tỉnh Hà Nam và các khu vực khác của Trung Quốc, dẫn đến sự kiện đập Bản Kiều bị vỡ gây ra cái chết của khoảng 229.000 người, khiến cho Nina trở thành xoáy thuận nhiệt đới làm chết nhiều người thứ hai tại Tây Bắc Thái Bình Dương, sau bão Hải Phòng năm 1881, và là xoáy thuận nhiệt đới làm chết nhiều người thứ tư từng được ghi nhận.[1]

Lịch sử khí tượng

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir–Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
▲ Xoáy thuận ngoài nhiệt đới, áp thấp tàn dư, nhiễu động nhiệt đới, hoặc áp thấp gió mùa

Một rãnh thấp mở rộng về phía Đông Nam tới biển Philippines đã sản sinh ra một vùng nhiễu động vào ngày 29 tháng 7. Sau khi mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới 04W, hệ thống di chuyển theo hướng Đông Nam trong khoảng thời gian 36 tiếng và tiếp tục phát triển. Vào ngày 31 tháng 7, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm lại và bắt đầu quá trình tăng cường nhanh chóng thành một cơn bão nhiệt đới và nó đã được đặt tên là "Nina". Tiếp theo cơn bão dần thay đổi quỹ đạo đi lền phía Tây Bắc. Sự tồn tại của một áp cao cận nhiệt đã ngăn cản không cho Nina di chuyển nhiều thêm lên phía Bắc và nó bắt đầu đi theo quỹ đạo Tây - Tây Bắc ngay trước khi đạt cường độ bão cuồng phong.

Vào cuối ngày 1 tháng 8 Nina phát triển một cách vô cùng nhanh chóng. Máy bay thám trắc đã báo cáo áp suất giảm 65 hPa trong khoảng thời gian giữa ngày mùng 1 và ngày mùng 2 cùng sức gió tăng từ 65 knot (75 dặm/giờ, 120 km/giờ) lên 130 knot (150 dặm/giờ, 240 km/giờ) và đến cuối ngày 2 tháng 8 Nina đạt đỉnh với vận tốc gió 135 knot (155 dặm/giờ, 250 km/giờ), ngay sát ngưỡng bão cấp 5 trong thang bão Saffir-Simpson. Sau đó Nina bắt đầu suy yếu khi nó tiến gần tới Đài Loan, và cơn bão đã đổ bộ lên khu vực gần thành phố Hoa Liên với cường độ bão cấp 3 - sức gió khi đó đạt 100 knot (115 dặm/giờ, 185 km/giờ).[2]

Cơn bão đã bắt đầu suy yếu khi nó đi qua dãy núi trung tâm của hòn đảo, điều này giúp làm giảm tác động của thành mắt bão đến những vùng đông dân cư. Nina tiến vào eo biển Đài Loan với cường độ suy giảm, và không lâu sau nó đã đổ bộ lên đất liền khu vực gần Tấn Giang, Phúc Kiến, Trung Quốc.[3] Sau một thời gian di chuyển theo hướng Tây Bắc và vượt qua Giang Tây, cơn bão đã chuyển hướng Bắc khi nó ở trên khu vực gần Thường Đức, Hồ Nam trong đêm ngày 5 tháng 8. Một ngày sau, Nina đi qua Tín Dương, Hà Nam, và sau đó nó đã bị chặn lại bởi một front lạnh trên khu vực gần Trú Mã Điếm, Hà Nam trong vòng 3 ngày.[4] Hệ thống mây dông đứng yên đã mang đến mưa rất lớn, gây ra sự kiện vỡ đập Bản Kiều nổi tiếng. Cơn bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Nam trong ngày mùng 8 và tan không lâu sau đó.[5]

Tác động

[sửa | sửa mã nguồn]

Đài Loan

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 8, Cục Khí tượng Trung ương ban bố cảnh báo bão trên biển và trên đất liền, đến ngày 4 tháng 8 những cảnh báo đã được hủy bỏ. Cục Khí tượng thiểu thị, các khu vực của Đài Loan đều chịu tổn thất, trong đó huyện Hoa Liên là trọng điểm, đã có báo cáo về con số thương vong và mất tích.[6]

Cơn bão đổ bộ vào Hoa Liên với sức gió mạnh nhất duy trì gần tâm đạt 185 km/h,[7] cùng gió giật lên tới 222 km/h.[8] Hoa Liên là địa phương ghi nhận được gió duy trì và gió giật mạnh nhất, tương ứng là 38 m/s và 56 m/s.[9] Hoàn lưu của Nina cũng đem đến mưa trên diện rộng,[10] trong đó khu vực A Lý Sơn từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 8 đạt lượng mưa lớn nhất là 496,9 mm, Ngọc Sơn cũng ghi nhận được lượng mưa 326,2 mm.[11] Mưa trên diện rộng dẫn đến lũ lụt và lở đất, khiến 29 người thiệt mạng và 140 người bị thương.[12] Trên toàn Đài Loan, đã có tổng cộng có 3.000 căn nhà bị đổ sập hoặc chịu tổn hại,[7] riêng tại Hoa Liên có 561 căn nhà sụp đổ và 1.831 căn nhà khác bị hư hại, đồng thời có 11 người thiệt mạng.[13] Do ảnh hưởng của Nina, các chuyến bay, tàu hỏa, và ô tô công cộng tạm thời dừng hoạt động, song dịch vụ chuyến bay quốc tế tại sân bay Tùng Sơn Đài Bắc vẫn được duy trì.[14]

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Do đi qua địa hình núi của Đài Loan, Nina trước khi đổ bộ vào Trung Quốc đại lục đã suy yếu thành bão nhiệt đới. Cơn bão đổ bộ lên khu vực gần Tấn Giang với sức gió 110 km/h, ảnh hưởng đối với Phúc Kiến là không lớn.[7]

Tuy nhiên, tại nội lục cơn bão đã chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tràn xuống, gây ra mưa rất lớn tại các khu vực như Hà Nam. Lượng mưa ghi nhận tới trên 400 mm tại một khu vực có diện tích rộng 19.410 km², một dải hồ chứa Bản Kiều, hồ chứa Thạch Mạn Than đến huyện Phương Thành có lượng mưa đều vượt quá 1.000 mm.[15] tại trung tâm mưa lớn là hương Lâm Trang của huyện Bí Dương, lượng mưa trong vòng 24 giờ tối đa lên đến 1.060 mm, 6 giờ tối đa lên đến 830 mm.[16] Mưa lớn cuối cùng đã khiến cho 62 hồ chứa như hồ Bản Kiều bị vỡ đập, tạo thành dòng lũ lớn, tổn thất kinh tế trực tiếp là 1,2 tỷ USD (USD 1975).[17] Căn cứ theo cục quản lý hải dương và khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) thống kê, có khoảng 229.000 người thiệt mạng trong thảm họa này,[1] song số liệu chính xác cho đến nay vẫn là vấn đề còn tranh luận[18]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “The Worst Natural Disasters by Death Toll” (PDF). National Oceanic and Atmospheric Administration. 2009. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2012.
  2. ^ http://www.usno.navy.mil/NOOC/nmfc-ph/RSS/jtwc/atcr/1975atcr/pdf/1975_complete.pdf Lưu trữ 2010-02-02 tại Wayback Machine JTWC's ATCR on the 1975 typhoon season
  3. ^ http://www.hnqx.cn/xqhy/xq_view.jsp?id=6814Pan Jiazheng, the progress of the 1975 flood Lưu trữ 2007-03-13 tại Wayback Machine
  4. ^ Monsoons Over China by Ding Yihui, Springer 1994 edition (ngày 31 tháng 12 năm 1993), page 229.
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2015.
  6. ^ “中央氣象局颱風警報發布概況表:妮娜(1975年)”. 中央氣象局防災颱風資料庫網頁. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2009. Truy cập 2012年8月14日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  7. ^ a b c Joint Typhoon Warning Center (1976). “Super Typhoon Nina (04W) Preliminary Report” (PDF). Naval Meteorology and Oceanography Command. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2010.
  8. ^ Staff Writer (4 tháng 8 năm 1975). “Typhoon batters Taiwan”. The Montreal Gazette. tr. 2. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2010.
  9. ^ “1975年8月1-4日妮娜颱風侵台期間各地最大風速及最大陣風分佈圖”. 中央氣象局. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2013. Truy cập 2012年8月14日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  10. ^ “台灣全區總雨量”. 中央氣象局. 1975. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2013. Truy cập 2012年8月14日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  11. ^ “1975年8月2-4日妮娜颱風總雨量分佈圖”. 中央氣象局. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2013. Truy cập 2012年8月14日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  12. ^ “1975年8月1-4日妮娜颱風摘要”. 中央氣象局. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2013. Truy cập 2012年8月14日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  13. ^ Associated Press (ngày 4 tháng 8 năm 1975). “Typhoon Kills 12 In Taiwan”. The Modesto Bee. tr. 83. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2010.
  14. ^ United Press International (ngày 4 tháng 8 năm 1975). “Typhoon Nina Batters Taiwan With Rain, Wind”. Sarasota Herald-Tribune. tr. 5. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2010.
  15. ^ “758大暴雨”. 华东师范大学. 2010年. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập 2012年8月14日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  16. ^ 錢鋼 (2005年8月25日). “[往事]1975年駐馬店水庫潰壩事件”. 南方周末. Truy cập 2012年8月14日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date=|date= (trợ giúp)
  17. ^ Anderson-Berry 5-1 paper
  18. ^ 江華、喻塵 (2010年8月11日). “警示”. 南方都市報. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2012. Truy cập 2012年8月14日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date=|date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan nguồn gốc và thế giới Goblin Slayer
Tổng quan nguồn gốc và thế giới Goblin Slayer
Khi Truth và Illusion tạo ra Goblin Slayer, số skill points của GS bình thường, không trội cũng không kém, chỉ số Vitality (sức khỏe) tốt, không bệnh tật, không di chứng, hay có vấn đề về sức khỏe
Tổng quan về các nền tảng game
Tổng quan về các nền tảng game
Bài viết này ghi nhận lại những hiểu biết sơ sơ của mình về các nền tảng game dành cho những ai mới bắt đầu chơi game
Review Birds of Prey: Cuộc lột xác huy hoàng của Harley Quinn
Review Birds of Prey: Cuộc lột xác huy hoàng của Harley Quinn
Nữ tội phạm nguy hiểm của vũ trụ DC, đồng thời là cô bạn gái yêu Joker sâu đậm – Harley Quinn đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc hoành tráng với những màn quẩy banh nóc
Kinh nghiệm thuê xe và lái xe ở Mỹ
Kinh nghiệm thuê xe và lái xe ở Mỹ
Dịch vụ thuê xe ở Mỹ rất phát triển có rất nhiều hãng cho thuê xe như Avis, Alamo, Henzt