Bão Usagi (2018)

Bão Usagi (Samuel)
Bão nhiệt đới dữ dội (Thang JMA)
Bão cuồng phong cấp 2 (SSHWS/JTWC)
Bão Usagi vào lúc mạnh nhất được chụp từ vệ tinh vào ngày 24 tháng 11 năm 2018
Hình thành13 tháng 11 năm 2018 (2018-11-13)
Tan27 tháng 11 năm 2018 (2018-11-27)
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 10 phút:
110 km/h (70 mph)
Duy trì liên tục trong 1 phút:
165 km/h (105 mph)
Áp suất thấp nhất971 mbar (hPa); 28.67 inHg
Số người chết4
Thiệt hại40,8 (USD 2018)
Vùng ảnh hưởng
Một phần của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2018

Bão Usagi, còn được biết đến với tên gọi Áp thấp nhiệt đới Samuel ở Philippines hay bão số 9 năm 2018 ở Việt Nam, là 1 cơn bão gây ra mưa rất to và gió mạnh cho các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Usagi khiến một người chết ở Philippines và ba người chết ở Việt Nam.

Cấp bão

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cấp bão (Hoa Kỳ): 70 kts - Bão cuồng phong cấp 2
  • Cấp bão (Việt Nam): 102 km/h (Cấp 10) - Bão nhiệt đới dữ dội
  • Cấp bão (Nhật Bản): 95 kts - Bão cuồng phong, áp suất trung tâm tối thiểu: 930 hPa.
  • Cấp bão (Philippines): Áp thấp nhiệt đới.
  • Cấp bão (Thái Lan): 65 kts - Bão cuồng phong.
  • Cấp bão (Đài Loan): 30 m/s - Bão nhiệt đới dữ dữ dội.
  • Cấp bão (Hàn Quốc): 29 m/s - Bão trung bình
  • Cấp bão (Bắc Kinh): 28 m/s (Cấp 10) Bão nhiệt đới dữ dội.

Lịch sử khí tượng

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir–Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
▲ Xoáy thuận ngoài nhiệt đới, áp thấp tàn dư, nhiễu động nhiệt đới, hoặc áp thấp gió mùa

Một vùng áp suất thấp hình thành trên khu vực trung tâm phía Bắc của Thái Bình Dương được Trung tâm Bão Trung Thái Bình Dương đánh số hiệu 98C. Vùng áp thấp di chuyển vào Tây Bắc Thái Bình Dương đã mạnh lên thành ATNĐ vào ngày 9 tháng 11, theo JMA nhưng sau đó lại suy yếu thành vùng áp thấp vào cùng ngày. Đi vào vùng được đảm trách bởi PAGASA, nó được gán tên Samuel, hệ thống có yếu đi đôi chút nhưng nó đã mạnh lên và hệ thống này đổ bộ vào ngày 20 tháng 11 tại Philippines, băng qua quần đảo và suy yếu một chút. Đây là một hệ thống có đường đi tương đối dài. Đến sáng ngày 23 tháng 11 thì mạnh lên thành bão ở Biển Đông với tên quốc tế là Usagi. Bão phát triển nhanh chóng, đến chiều cùng ngày đã đạt cường độ cấp 10 (55kts, 102 km/h). Đến sáng ngày 23 tháng 11, Usagi đã mạnh lên thành một cơn bão cuồng phong cấp 2 với một con mắt có thể thấy trên ảnh vệ tinh. Ngay lập tức sau khi đạt tới cường độ cao, bão Usagi đã suy yếu xuống còn cấp bão nhiệt đới dữ dội vào buổi tối. Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh và tương tác với đất liền, sức gió của bão đã suy yếu xuống còn cấp 8 giật cấp 10 trên vùng bờ biển Vũng Tàu-Thành phố Hồ Chí Minh sáng ngày 25 tháng 11. Trưa cùng ngày bão đổ bộ vào Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), sau suy yếu thành ATNĐ và cuối cùng là một vùng thấp trên khu vực TP. Hồ Chí Minh.

Ở Việt Nam, đây là năm thứ hai liên tiếp có bão đổ bộ trực tiếp vào Nam Bộ - một điều khá hiếm gặp và là minh chứng rõ nét của BĐKH ở nước ta. Trưa chiều ngày 25/11/2018, bão số 9 đổ bộ vào Bà Rịa-Vũng Tàu - TP. Hồ Chí Minh, tâm bão đi qua huyện Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh) lúc 14h với cường độ đầu cấp 8 (trước đó bão cũng đã đi sượt qua mũi Nghinh Phong - Thành phố Vũng Tàu), gây gió mạnh cấp 6-7 cho một loạt các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bến Tre (Nha Trang gió cấp 6, giật cấp 7; Phan Rang giật cấp 6 (24/11); Phan Thiết, Vũng Tàu gió cấp 7 giật cấp 8; TP.HCM, Tiền Giang, Bến Tre gió cấp 6, giật cấp 7-8 (25/11).) Sau đó bão suy yếu thành ATNĐ rồi một vùng thấp trên đất liền Thành phố Hồ Chí Minh tối cùng ngày. Rồi sau đó, bão đi về phía tây. Usagi tan trên Campuchia vào lúc 00:00 UTC ngày 27 tháng 11.[1]

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Philippines, Usagi khiến một người chết và gây tổn thất 995 nghìn USD cho nông nghiệp.[2][3] Ở Việt Nam, mưa lớn và gió mạnh khiến 3 người chết.[4] Thiệt hại do bão gây ra ở khu vực Nam Bộ là khoảng 925 tỷ đồng (39,5 triệu USD).[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Annual Report on the Activities of the RSMC Tokyo - Typhoon Center 2018 (PDF) (Bản báo cáo). Japan Meteorological Agency. 26 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Amazona, Roel (22 tháng 11 năm 2018). “1 dead, thousands displaced as 'Samuel' cuts through Samar”. Pililppines News Agency. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2018.
  3. ^ “Situational Report No.11 for Preparedness Measures and Effects of TD SAMUEL” (PDF). NDRRMC. 24 tháng 11 năm 2018. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  4. ^ “TP HCM 3 người chết do ảnh hưởng bão số 9”. Pháp luật Việt Nam [vi]. 27 tháng 11 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ “Tóm tắt các cơn bão trong năm 2018”. Chính quyền tỉnh Tuyên Quang. 5 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2019.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
Trước hết cần làm rõ rằng Kaeya Aberich là em trai nuôi của Diluc Ragnvindr, tuy nhiên anh cũng là một gián điệp của Khaenri'ah
Bảng xếp hạng EP các nhân vật trong Tensura
Bảng xếp hạng EP các nhân vật trong Tensura
Bảng xếp hạng năng lực các nhân vật trong anime Lúc đó, tôi đã chuyển sinh thành Slime
Sự kiện
Sự kiện "Di Lặc giáng thế" - ánh sáng giữa Tam Giới suy đồi
Trong Black Myth: Wukong, phân đoạn Thiên Mệnh Hầu cùng Trư Bát Giới yết kiến Di Lặc ở chân núi Cực Lạc là một tình tiết rất thú vị và ẩn chứa nhiều tầng nghĩa.
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Kakeru Ryūen (龍りゅう園えん 翔かける, Ryūen Kakeru) là lớp trưởng của Lớp 1-C và cũng là một học sinh cá biệt có tiếng