Bạc Thị Khiêm

Bạc Thị Khiêm
SinhBạc Thị Khiêm
14 tháng 8, 2000 (24 tuổi)
Thành phố Sơn La
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpVận động viên Taekwondo
Năm hoạt động2017 - nay
Thành tích huy chương
Vận động viên Taekwondo chuyên nghiệp
Đại diện cho Việt Nam
SEA Games
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2019 Philippines Đối kháng cá nhân
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2022 Việt Nam Đối kháng cá nhân

Bạc Thị Khiêm (sinh năm 2000) là một vận động viên Taekwondo Việt Nam. Cô là thành viên đội tuyển Taekwondo Việt Nam, với thành tích (liên tiếp) 1 Huy chương Vàng giải Đông Nam Á, 1 Huy chương Vàng tại SEA Games 30. 1 Huy chương Vàng tại SEA Games 31.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bạc Thị Khiêm sinh năm 2000, sinh sống cùng gia đình tại Thành phố Sơn La. năm đầu ở đội tuyển của tỉnh, Bạc Thị Khiêm đã được tham gia thi đấu các giải trong nước tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh, Lào Cai, Hà Nội... và giành được 6 Huy chương Vàng ở nội dung đối kháng cá nhân.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến năm 2017, cô được gọi vào đội tuyển quốc gia tham dự Giải vô địch trẻ Đông Nam Á năm 2017, Ngay lần đầu tham dự, cô đã giành được Huy chương Vàng. Đây là tấm huy chương quốc tế đầu tiên trong sự nghiệp của cô.[1]

Năm 2022 cô giành Huy chương vàng tại SEA Games 31 trên sân nhà và cũng bảo vệ ngôi vô địch từng có ở SEA Games 30 3 năm trước.[2]

Chiều 18 tháng 5 năm 2024, Bạc Thị Khiêm đã giành huy chương vàng đối kháng hạng cân 67kg nữ Giải taekwondo châu Á 2024 diễn ra tại Đà Nẵng.[3]

Thành tích nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]

Thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]
Thành tích thể thao của Bạc Thị Khiêm
Năm Giải đấu Nơi diễn ra Thành tích Nguồn
2017 Giải taekwondo Đông Nam Á Uzabekistan Huy chương vàng [1]
2019 SEA Games 30 Philippines Huy chương vàng [4]
2022 SEA Games 31 Việt Nam Huy chương vàng [5]
2024 Giải vô địch Châu Á Việt Nam Huy chương vàng [3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Lam Giang (ngày 30 tháng 3 năm 2017). "Vận động viên Bạc Thị Khiêm (Sơn La) đoạt Huy chương Vàng giải Vô địch Taekwondo Đông Nam Á 2017". Báo Sơn La. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ Minh Chiến (ngày 19 tháng 6 năm 2022). "Nữ võ sĩ Taekwondo Bạc Thị Khiêm: Cô gái dân tộc Thái quyết làm nên chuyện ở giải châu Á". SGGP. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ a b Nguyên Khôi (ngày 18 tháng 5 năm 2024). "Bạc Thị Khiêm giành huy chương vàng taekwondo châu Á". Tuổi trẻ. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ HUY PHẠM (ngày 9 tháng 12 năm 2021). "Bạc Thị Khiêm, nữ vận động viên Taekwondo khiến toàn bộ khán giả Philippines phải "câm lặng" chỉ sau một cú đá". sport5. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Minh Chiến (ngày 19 tháng 6 năm 2022). "Nữ võ sĩ Taekwondo Bạc Thị Khiêm: Cô gái dân tộc Thái quyết làm nên chuyện ở giải châu Á". SGGP. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
Có bao giờ cậu tự hỏi, vì sao con người ta cứ đâm đầu làm một việc, bất chấp những lời cảnh báo, những tấm gương thất bại trước đó?
Vì sao họ bán được hàng còn bạn thì không?
Vì sao họ bán được hàng còn bạn thì không?
Bán hàng có lẽ không còn là một nghề quá xa lạ đối với mỗi người chúng ta.
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Trong một thời gian, trường phái trà đạo Omotesenke là trường phái trà đạo thống trị ở Nhật Bản, và usucha mà họ làm trông khá khác so với những gì bạn có thể đã quen.
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Ngự tam gia là ba gia tộc lớn trong chú thuật hồi chiến, với bề dày lịch sử lâu đời, Ngự Tam Gia - Zenin, Gojo và Kamo có thể chi phối hoạt động của tổng bộ chú thuật