Bảng hiệu Hollywood

Bảng hiệu Hollywood
Bảng hiệu Hollywood chụp năm 2015
Map
Thông tin chung
Hệ thống kết cấuGỗ và thép miếng (1923–1978)
Thép (1978–nay)
Địa điểmHollywood, Los Angeles, California
Quốc giaHoa Kỳ
Tọa độ34°8′2,77″B 118°19′18,1″T / 34,13333°B 118,31667°T / 34.13333; -118.31667
Chủ đầu tưWoodruff và Shoults (Hollywoodland)
Xây dựng
Khởi công1923
Hoàn thành1923
Trùng tuxây dựng lại tháng 10 năm 1978
Phá dỡtháng 8 năm 1978
Kích thước
Kích thướcCao 45 ft (13,7 m), dài 350 ft (106,7 m)
Nguyên thủy: cao 50 ft (15,2 m)
Thiết kế
Kiến trúc sưThomas Fisk Goff
Đề cửngày 7 tháng 2 năm 1973
Số tham khảo111

Bảng hiệu Hollywood (trước đây được gọi là Bảng hiệu Hollywoodland) là một công trình mang tính nhận dạng và biểu tượng văn hóa Mỹ tại Los Angeles, California. Bảng hiệu này tọa lạc tại Ngọn Lee thuộc khu vực Vùng đồi Hollywood của Dãy núi Santa Monica. Biểu tượng này nhìn xuống khu vực Hollywood của thành phố Los Angeles. "HOLLYWOOD" được xếp bằng các chữ cái in màu trắng, cao 14 mét (46 ft)[1] và dài 110 mét (360 ft). Thoạt đầu vào năm 1923, người ta dựng nó lên với mục đích quảng cáo cho dự án xây dựng bất động sản của khu vực, nhưng nó dần được công nhận sau khi hàng chữ không được dỡ đi như dự tính.[2] Hàng chữ là mục tiêu thường xuyên bị nghịch phá, nhưng đã được phục hồi và gắn hệ thống bảo vệ chống phá hoại. Hiện nay bảng hiệu do Hollywood Sign Trust, một tổ chức phi lợi nhuận, quản lý và quảng bá.

Từ mặt đất, bảng hiệu trông uốn lượn nhưng khi nhìn ở độ cao ngang tầm với dòng chữ, như ở hình bên, các chữ cái được xếp tương đối thẳng hàng với nhau.

Bảng hiệu xuất hiện thường xuyên trong văn hóa đại chúng, đặc biệt là trong những cảnh quay của các phim và chương trình truyền hình quay tại Hollywood. Nhiều bảng hiệu với phong cách tương tự cũng được đã dựng lên ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng hiệu được dựng lên vào năm 1923 và khi đó mang dòng chữ "HOLLYWOODLAND". Mục đích của việc này là dùng để quảng cáo cho khu nhà ở mới ở vùng đồi phía trên khu vực Hollywood của Phố Tàu. H.J. Whitley đã từng dùng một bảng hiệu để quảng cáo cho dự án Whitley Heights, nằm giữa Đại lộ Highland và Đại lộ Vine. Ông đề xuất với bạn mình là Harry Chandler, chủ tờ báo Los Angeles Times, dựng lên một bảng hiệu tương tự để quảng cáo cho mảnh đất của mình.[3] Hai nhà phát triển địa ốc Woodruff và Shoults gọi khu nhà ở mới là "Hollywoodland" và quảng cáo đó là "một môi trường tuyệt vời không quá đắt đỏ tại phía Hollywood của quả đồi".[4]

Họ đã thuê Công ty Crescent dựng mười ba chữ cái trên ngọn đồi, hướng về phía nam. Ông chủ của công ty làm bảng hiệu, Thomas Fisk Goff (1890–1984), là người thiết kế hình dáng cho bảng hiệu. Mỗi chữ cái rộng 9,1 mét (30 ft) và cao 15 mét (49 ft), và toàn bộ bảng chữ được thắp sáng bằng khoảng 4.000 bóng đèn. Bảng hiệu sẽ được chớp sáng lần lượt các chữ "HOLLY," "WOOD," và "LAND", trước khi sáng toàn bộ dòng chữ. Phía dưới bảng Hollywoodland là một chiếc đèn rọi để tăng sự chú ý. Các cây cột dùng để chống đỡ mỗi chữ được vận chuyển lên sườn đồi bằng la. Dự án này tốn tổng cộng 21.000 USD (khoảng 250.000 USD theo thời giá năm 2011).[5]

Biểu tượng được ra mắt chính thức vào năm 1923 (không rõ ngày). Người ta dự tính sẽ chỉ sử dụng bảng hiệu trong vòng một năm rưỡi,[6] nhưng sau khi nền điện ảnh Hoa Kỳ phát triển tại Los Angeles trong Thời hoàng kim của Hollywood, bảng hiệu trở thành một biểu tượng toàn cầu, nên người ta vẫn để nó tồn tại.

Bị hư hại

[sửa | sửa mã nguồn]
Vào thập niên 1970, bảng hiệu bị hư hỏng nặng nề nhất.

Trong suốt hơn một nửa thế kỷ, bảng hiệu được thiết kế để tồn tại chỉ trong 18 tháng đã bị hư hỏng và phá hoại nặng nề.

Vào đầu những năm 1940, Albert Kothe (nhân viên quản lý bảng hiệu đã gây tai nạn làm hư chữ H.[7] Kothe trong khi lái xe trong trạng thái say xỉn ở đỉnh Ngọn Lee thì mất lái và rơi xuống sườn đồi phía sau chữ H. Tuy Kothe không bị thương, chiếc xe Ford Model A đời 1928 và chữ cái này không được may mắn như vậy.

Vào năm 1949 Phòng thương mại Hollywood thuê Phòng Công viên Los Angeles sửa chữa và xây dựng lại bảng hiệu. Hợp đồng đề xuất cần bỏ chữ "LAND" để chỉ còn "Hollywood" nhằm phản ánh tên của khu vực thay vì dự án phát triển địa ốc "Hollywoodland" như trước kia.[8] Phòng Công viên cho rằng việc thắp sáng sau này do Phòng thương mại chịu trách nhiệm, nên Phòng thương mại quyết định không thay thế hệ thống bóng đè. Nỗ lực tái tạo năm 1949 mở ra thời kỳ mới cho bảng hiệu, nhưng chất liệu gỗ và thép miếng thì ngày càng xuống cấp. Đến thập niên 1970, chữ O bị vỡ, phần còn lại trông như chữ u viết thường, và chữ O thứ ba thì rụng hoàn toàn, để lại một bảng hiệu xơ xác với dòng chữ "HuLLYWO D".

Khôi phục

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng hiệu nhìn từ Đồi Hollywood

Vào năm 1978, nhờ vào chiến dịch công cộng nhằm khôi phục biểu tượng này của ca sĩ shock rock Alice Cooper (người đã hiến tặng chữ O bị thiếu), Phòng thương mại tiến hành thay thế bảng hiệu bị hư hại trầm trọng bằng cấu trúc bền vững hơn. Chín nhà tài trợ, mỗi người tài trợ 27.700 đô la Mỹ (tổng cộng 249.300 đô la Mỹ) để mua các chữ cái bằng thép, nhằm đảm bảo bảng hiệu sẽ đứng vững trong nhiều năm.

Những chữ cái mới có chiều cao 14 mét (46 ft) và rộng từ 9,4 đến 12 mét (31 đến 39 ft). Phiên bản mới của bảng hiệu được ra mắt vào ngày lễ kỷ niệm 75 năm Hollywood, ngày 14 tháng 11 năm 1978, với lượng khán giả xem truyền hình trực tiếp lên đến 60 triệu.

Công việc làm mới, do Bay Cal Commercial Painting tài trợ,[9] bắt đầu vào tháng 11 năm 2005, các chữ cái đã được hạ xuống khung thép để sơn trắng lại.

Nhà tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]
Cảnh chụp vệ tinh của bảng hiệu.

Sau chiến dịch công cộng năm 1978 nhằm khôi phục bảng hiệu, có chín nhà tài trợ dưới đây:

  • H – Terrence Donnelly – nhà xuất bản Hollywood Independent Newspaper
  • O – Giovanni Mazza – nhà sản xuất phim người Ý
  • L – Les Kelley – nhà sáng lập Kelley Blue Book
  • L – không rõ danh tính
  • Y – Hugh Hefner – nhà sáng lập tạp chí Playboy
  • W – Andy Williams – ca sĩ
  • O – Hãng thu thanh Warner Bros.
  • O – Alice Cooper – ca sĩ, để tưởng nhớ tới nghệ sĩ hài Groucho Marx
  • D – Thomas Pooley — để tưởng nhớ Matthew Williams

Bảng hiệu gốc và Khôi phục chữ H

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2005, bảng hiệu gốc năm 1923 đã được nhà sản xuất Dan Bliss đăng bán trên eBay.[10] Nó đã được bán cho nghệ sĩ Bill Mack để ông dùng nó làm nền cho các bức họa về những ngôi sao trong Thời hoàng kim của Hollywood.[11] Tháng 8 năm 2012, Bill Mack hoàn tất việc khôi phục ký tự H trong bảng hiệu gốc bằng thép.[12] Ngày 9 tháng 8 năm 2012, Herb WessonTom LaBonge thuộc Hội đồng thành phố Los Angeles đã trao cho Mack Giấy khen vì những nỗ lực bảo tồn biểu tượng của lịch sử Hollywood.[13] Mack hy vọng sẽ đem chữ H đi lưu diễn khắp nước Mỹ rồi tìm cho nó một nơi ở vĩnh viễn tại Hollywood.[14]

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng thương mại Hollywood tuyên bố quyền thương hiệu đối với hình ảnh bảng hiệu và đòi hỏi phí cấp phép khi sử dụng thương mại.[15] Trong một số phim và chương trình truyền hình, bảng hiệu Hollywood rất hay bị xóa sổ trong các cảnh phim thảm họa để tăng kịch tính và hấp dẫn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Renée Montagne (ngày 28 tháng 10 năm 2002). “The Hollywood Sign”. Present at the Creation. National Public Radio Crime Library. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2006.
  2. ^ Hollywood Sign Trust (ngày 19 tháng 5 năm 2005). “The Hollywood Sign” (PDF). A Beat-by-Beat Plotline. Hollywood Sign Trust. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2007.
  3. ^ The Father of Hollywood by Gaelyn Keith (2006)
  4. ^ Williams, Gregory. “The Story of Hollywoodland”. Beachwood Canyon Neighborhood Association. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2010. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  5. ^ Horowitz, Joy (ngày 13 tháng 5 năm 2011). “Signs and Wonders [review of The Hollywood Sign: Fantasy and Reality of an American Icon by Leo Braudy]”. Los Angeles Review of Books. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2013.
  6. ^ “A Sign Is Born: 1923”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2013. Truy cập 29 tháng 9 năm 2015.
  7. ^ Long, Raphael F. (Summer 2006). “Tommy Lee and the Hollywoodland Sign” (PDF). Beachwood Voice. 9 (2): 10–11. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2010.
  8. ^ “The Hollywood Sign, Present at the Creation”. NPR. ngày 28 tháng 10 năm 2002.
  9. ^ “Hollywood Sign Restoration Project 2005”. Bay Cal Painting. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2008.
  10. ^ Jessica Seid (ngày 17 tháng 11 năm 2005). “Buy a piece of HOLLYWOOD”. CNN.
  11. ^ “Bill Mack's Hollywood Sign Project”. Erin Taylor Editions. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2012.
  12. ^ “Minn. sculptor restores H”. Associated Press. ngày 8 tháng 8 năm 2012.
  13. ^ “Minneapolis sculptor unveils original H from Hollywood sign”. KMSP-TV. ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  14. ^ Chris Harris (ngày 14 tháng 9 năm 2012). “Bill Mack's Paintings bring life to the legendary images on the Original Hollywood Sign”. Hollywood Today. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2013.
  15. ^ “Licensing Inquiries”. Hollywood Chamber of Commerce. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vật phẩm thế giới Five Elements Overcoming - Overlord
Vật phẩm thế giới Five Elements Overcoming - Overlord
Five Elements Overcoming Hay được biết đến với cái tên " Ngũ Hành Tương Khắc " Vật phẩm cấp độ thế giới thuộc vào nhóm 20 World Item vô cùng mạnh mẽ và quyền năng trong Yggdrasil.
You Raise Me Up - Học cách sống hạnh phúc dù cuộc đời chỉ đạt 20 - 30 điểm
You Raise Me Up - Học cách sống hạnh phúc dù cuộc đời chỉ đạt 20 - 30 điểm
Đây là một cuộc hành trình để lấy lại sự tự tin cho một kẻ đã mất hết niềm tin vào chính mình và cuộc sống
Một vài thông tin về Joy Boy  - One Piece
Một vài thông tin về Joy Boy - One Piece
Ông chính là người đã để lại một báu vật tại hòn đảo cuối cùng của Grand Line, sau này báu vật ấy được gọi là One Piece, và hòn đảo đó được Roger đặt tên Laugh Tale
Khi doanh nhân âm thầm trả giá về tinh thần
Khi doanh nhân âm thầm trả giá về tinh thần
The Psychological Price of Entrepreneurship" là một bài viết của Jessica Bruder đăng trên inc.com vào năm 2013