Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 7 năm 2018) |
Bài viết này không có hoặc có quá ít liên kết đến các bài viết Wikipedia khác. |
Virus đậu gà | |
---|---|
Ví dụ về triệu chứng lâm sàng của bệnh | |
Phân loại virus | |
(kph): | Virus |
Vực: | Varidnaviria |
Giới: | Bamfordvirae |
Ngành: | Nucleocytoviricota |
Lớp: | Pokkesviricetes |
Bộ: | Chitovirales |
Họ: | Poxviridae |
Chi: | Avipoxvirus |
Loài: | Virus đậu gà
|
Bệnh đậu gà (Tiếng Anh: Fowl pox) là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, bệnh thường xảy ra ở gà từ 25-50 ngày tuổi với những biểu hiện phổ biến là ở các niêm mạc mắt, miệng mọc mụn "bâu", mụn chín chảy mủ làm loét các niêm mạc, bệnh nặng biến chứng làm mù mắt, tiêu chảy, viêm phổi, giảm tăng trọng, tăng tỷ lệ chết trong đàn[1].
Bệnh do một loại virus thuộc nhóm pox viruses gây nên. Virus này có khả năng tồn tài dài trong điều kiện thời tiết môi trường khác nhau, chịu được khô hanh, ẩm ướt và ánh sáng cả trong mùa rét. Ruồi, muỗi và các côn trùng khác là những vật trung gian truyền bệnh. Virus có thể sống 56 ngày trong cơ thể muỗi và được truyền cho gà qua vết muỗi cắn. Bên cạnh đó, nếu gà khoẻ có vết xước ở da mà tiếp xúc với gà bị bệnh thì có nguy cơ mắc bệnh cao.
Virus diệt dễ dàng khi phun hơi nóng ẩm; formol 3% ở 20 °C và dung dịch Iodin 1% làm chết virus, phenol 5% chỉ 30 phút để làm chết virus. Bệnh đậu gà ủ bệnh từ 4 - 10 ngày.
Bệnh đậu gà có ba dạng:
Chủng vacxin đậu cho gà tại các thời điểm: 7 (hoặc 14) và 112 ngày tuổi, khi chủng sử dụng kim chỉ khâu có nhúng vắc xin đâm xuyên qua màng cánh của gà.
Thường xuyên vệ sinh chuồng, trại, khu chăn nuôi sạch sẽ khô ráo, thoáng mát; chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng; đồng thời diệt ruồi muỗi theo định kỳ.