Bệnh lý nhiễm kết hợp axit malonic và methylmalonic trong nước tiểu
Bệnh lý nhiễm kết hợp axit malonic và methylmalonic trong nước tiểu (tiếng Anh: Combined malonic and methylmalonic aciduria, CMAMMA) còn được gọi là bệnh lý nhiễm kết hợp axit malonic và methylmalonic trong máu, là bệnh chuyển hoá di truyền, đặc trưng bởi sự tăng nồng độ axit malonic và axit methylmalonic.[1] Một số nhà nghiên cứu đã đặt giả thuyết rằng CMAMMA có thể là một trong những biến thể phổ biển nhất của bệnh lý nhiễm axit methylmalonic trong máu, và cũng có thể là một trong những rối loạn chuyển hoá bẩm sinh phổ biến nhất.[2] Do không được chẩn đoán thường xuyên, bệnh này thường bị bỏ sót.[2][3]
Kiểu hình lâm sàng của CMAMMA rất đa dạng và trải dài từ không có triệu chứng, thể nhẹ đến thể nặng.[4][5] Sinh lý bệnh của CMAMMA vẫn chưa được hiểu rõ.[6] Các triệu chứng dưới đây đã được báo cáo trong y văn:
Những triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở trẻ nhỏ thường là biểu hiện của rối loạn chuyển hoá, trong khi nếu xuất hiện ở người lớn thì chúng thường là những triệu chứng thần kinh.[2][5]
Tuỳ theo nguyên nhân, CMAMMA có thể được chia thành 2 loại bệnh di truyền riêng biệt: một là do sự thiếu hụt enzyme của ti thể acyl-CoA synthetase family member 3, được mã hoá bởi gen ACSF3 (OMIM#614265); bệnh còn lại là do thiếu hụt enzyme malonyl-CoA decarboxylase, được mã hoá bởi gen MLYCD (OMIM#248360).[1][9]
Bởi vì CMAMMA do đột biến gen ACSF3 không gây tích luỹ methylmalonyl-CoA, malonyl-CoA, hay propionyl-CoA, cũng không gây bất thường nồng độ acylcarnitine, CMAMMA không được phát hiện trong chương trình sàng lọc sơ sinh bằng máu tiêu chuẩn.[2][5][7]
Duy có Tỉnh Quebec là trường hợp ngoại, tại đây, ngoài xét nghiệm máu, họ xét nghiệm thêm nước tiểu vào ngày thứ 21 sau sinh theo “Chương trình Sàng lọc Máu và Nước tiểu cho Trẻ sơ sinh.” Điều này này khiến tỉnh Quebec quan tâm đến nghiên cứu CMAMMA, vì ở đây có nhóm bệnh nhân duy nhất trên thế giới không bị ảnh hưởng bởi thiên lệch trong chọn mẫu.[7]
Bằng cách tính tỉ lệ axit malonic/metylmalonic trong huyết tương, CMAMMA có thể hoàn toàn được phân biệt với bệnh nhiễm axit methylmalonic cổ điển. Tỷ lệ này được áp dụng cho cả người đáp ứng lẫn không đáp ứng với vitamin B12 trong bệnh lý nhiễm axit methylmalonic trong máu. Giá trị axit malonic và methylmalonic trong nước tiểu không phù hợp để tính tỉ lệ này.[1]
Trong CMAMMA do đột biến gen ACSF3, nồng độ axit methylmalonic cao hơn so với axit malonic. Điều ngược lại được ghi nhận ở CMAMMA do thiếu enzyme malonyl-CoA decarboxylase.[7][8]
CMAMMA có thể được chẩn đoán bằng việc phân tích các gen ACSF3 và MLYCD. Sàng lọc mở rộng cho người lành mang gen bệnh trong quá trình điều trị hiếm muộn có thể phát hiện những người mang đột biến gen ACSF3.[10]
Kena: Bridge of Spirits là một tựa game indie được phát triển bởi một studio Mỹ mang tên Ember Lab - trước đây là một hãng chuyên làm phim hoạt hình 3D và đã rất thành công với phim ngắn chuyển thể từ tựa game huyền thoại Zelda