Burakumin (部落民 (Bộ Lạc Dân),Burakumin? "Những người bộ lạc") là một nhóm người bị ruồng bỏ ở dưới đáy xã hội Nhật Bản, trong suốt quá trình lịch sử của Nhật Bản, nhóm người này là nạn nhân của sự phân biệt đối xử và tẩy chay nặng nề. Nguồn gốc của họ là một cộng đồng bị ruồng bỏ vào thời phong kiến (1185-1603), được cho là không trong sạch hoặc bị vấy bẩn bởi cái chết (ví dụ như đao phủ, người làm dịch vụ ma chay, công nhân lò mổ, người bán thịt hay những người thuộc da, vv), trên người bám đầy kagare (穢れ (Uế),kagare? hay "Vết nhơ"). Theo truyền thông, Burakumin sống trong cộng đồng của riêng họ, trong những xóm hoặc ghetto.
Thuật ngữ buraku (部落 (Bộ Lạc),buraku?) dùng để chỉ những xóm hay xã nhỏ, thường là ở vùng nông thôn. Những người ở những vùng nơi "cộng đồng tách biệt" không còn tồn tại nữa (phía bắc Tokyo) có thể dùng từ buraku để chỉ bất kì xóm nhỏ nào, như vậy có thể thấy từ buraku không phải lúc nào cũng mang ý xấu.[cần dẫn nguồn] Trong lịch sử, từ này chỉ một cộng đồng bị ruồng bỏ nặng nề một cách chính thức.
Thuật ngữ
Romaji
Kanji
Ý nghĩa
Chú thích
Hisabetsu-buraku
被差別部落
bộ lạc bị ruồng bỏ
được dùng phổ biến, thuật ngữ mang tính lịch sự, nói với hisabetsu-burakumin (被差別部落民hoặc
hisabetsu buraku shusshin-sha (被差別部落出身者 "người từ bộ lạc bị ruồng bỏ").