Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Ban Kinh tế Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Lãnh đạo Ban khóa XIII
Trưởng ban Trần Lưu Quang
Phó Trưởng ban Thái Thanh Quý (Thường trực)
Nguyễn Duy Hưng
Nguyễn Hồng Sơn
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quản Đảng Cộng sản Việt Nam
Chức năng Cơ quan tham mưu Trung ương về kinh tế - xã hội
Cấp hành chính Cấp Trung ương
Văn bản Ủy quyền Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉ Nhà A4, phố Nguyễn Cảnh Chân, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Trang web http://kinhtetrunguong.vn/
Lịch sử
Thành lập 30 tháng 9 năm 1950
9/1950 - 4/1951 Ban Kinh tế Trung ương
4/1951 - 1960 Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương
4/1951 - 1960 Tiểu ban Công vận Trung ương
4/1951 - 3/1956 Tiểu ban Nông vận Trung ương
3/1956 - 3/1964 Ban Công tác nông thôn
1960 - 5/1974 Ban Tài chính - Thương nghiệp Trung ương (năm 1960)
1960 - 6/1975 Ban Công nghiệp Trung ương (năm 1960)
3/1964 - 11/1991 Ban Nông nghiệp Trung ương
7/1972 - 6/1975 Ban Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
12/1972 - 6/1975 Ban Cơ khí Trung ương
7/1975 - 4/1989 Ban Công nghiệp Trung ương
8/1982 - 2/1984 Ban Phân phối - Lưu thông Trung ương
5/1974 - 6/1975 Ban Kinh tế - Kế hoạch Trung ương
7/1975 - 2/1978 Ban Kinh tế Trung ương
2/1978 - 8/1982 Ban Kinh tế - Kế hoạch Trung ương
8/1982 - 4/2007 Ban Kinh tế Trung ương
4/2007 - 12/2012 hợp nhất về Văn phòng Trung ương Đảng
12/2012 - nay Ban Kinh tế Trung ương
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Việt Nam

Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; hoạch định đường lối, chủ trương, biện pháp lớn, quan trọng về kinh tế - xã hội.

Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI thì Ban Kinh tế Trung ương được thành lập trở lại theo Quyết định số 160/QĐ-TW ngày 28 tháng 12 năm 2012. Trước đó Ban Kinh tế Trung ương được hợp nhất về Văn phòng Trung ương Đảng từ tháng 5 năm 2007.

Lãnh đạo Ban khóa XIII

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Thái Thanh Quý (Thường trực), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII
  2. Nguyễn Duy Hưng, Bí thư Đảng ủy cơ quan
  3. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Điều 3, Quyết định số 166-QĐ/TW ngày 18 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị[1])

  • Văn phòng Ban
  • Vụ Tổ chức - Cán bộ
  • Vụ Kinh tế tổng hợp
  • Vụ Công nghiệp
  • Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Vụ Xã hội
  • Vụ Kinh tế vùng và địa phương
  • Vụ Kinh tế quốc tế và hội nhập
  • Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế

Chức năng nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng đường lối, chủ trương, nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định về lĩnh vực kinh tế - xã hội của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách lớn về kinh tế - xã hội, phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, về các vấn đề xã hội gắn với kinh tế theo phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tham gia ý kiến với các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan về các đề án, dự án lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội.
  2. Thẩm định các đề án về kinh tế - xã hội trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
  3. Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội của Đảng đối với các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; chủ trì hoặc tham gia sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định,…, của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội. Giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư nắm tình hình, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chủ trương của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, sắp xếp, đổi mới, tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững theo chương trình, kế hoạch và sự phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
  4. Tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thuộc khối kinh tế - xã hội theo phân công, phân cấp.
  5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.[2]

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ tự Họ tên Nhiệm kỳ Thời gian tại nhiệm
1 Vương Đình Huệ 28 tháng 12 năm 2012 - 11 tháng 4 năm 2016 3 năm, 105 ngày
2 Nguyễn Văn Bình 11 tháng 4 năm 2016 - 5 tháng 2 năm 2021 4 năm, 300 ngày
3 Trần Tuấn Anh 5 tháng 2 năm 2021 - 31 tháng 1 năm 2024 3 năm, 269 ngày
4 Trần Lưu Quang 16 tháng 8 năm 2024 - nay 76 ngày

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quyết định số 166-QĐ/TW ngày 18 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị” (PDF).
  2. ^ “Chức năng, nhiệm vụ của Ban Kinh tế Trung ương”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan