Beethoven và Mozart

Mozart và Beethoven

Wolfgang Amadeus MozartLudwig van Beethoven là hai nhà soạn nhạc được nhắc tới nhiều nhất và có ảnh hưởng bậc nhất trong giới âm nhạc. Hai người đã có những đóng góp vĩ đại cho nền nhạc cổ điển & thế giới. Họ nổi danh tới mức có lẽ cứ nhắc đến Mozart là người ta nhớ đến Beethoven và ngược lại

Ký ức tuổi thơ của Beethoven

[sửa | sửa mã nguồn]

Có lẽ hình ảnh Mozart bắt đầu ám ảnh Beethoven không phải từ cuộc gặp gỡ đầu tiên mà là từ người cha tàn bạo Johann van Beethoven. Ông bố Johann rất hâm mộ thần đồng Mozart nên đã bắt đứa con trai Ludwig của mình luyện chơi âm nhạc. Ở đây, ông Johann đã chủ tâm khai thác tài năng của con mình để kiếm lời[1]. Đầu tiên, khi thấy con trai Ludwig thích bấm phím đàn piano, Johann đã bắt cậu tập đàn clavio khi cậu mới có 3 tuổi, sau là violin, piano, organ,... Tuy nhiên, kỷ luật nghiệm ngặt cùng với việc là kẻ bợm rượu đã khiến ông ta không thể chứng minh con trai mình là một thần đồng giống như Mozart. Ludwig đã sưng hết cả tay chỉ vì bị bắt chơi đàn nhiều. Thậm chí, một giấc ngủ yên cũng là một thứ quá xa xỉ đối với Ludwig vì Johann lúc nào cũng bắt cậu chơi piano lúc nửa đêm, nên khi đến trường, cậu không sao tập trung nổi[2].

Cuộc gặp gỡ giữa hai vĩ nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đã trưởng thành thì Beethoven đã có một vốn âm nhạc cơ bản cần thiết. Tuy nhiên, Beethoven vẫn muốn tiếp tục học hỏi. Để có thể làm được điều đó, ông đã đến gặp thần tượng của chính cha mình, Mozart. Đó là vào năm 1787. Mozart đưa cho Beethoven một đề tài để Beethoven tùy ý biểu diễn. Sau khi nghe cậu thể hiện đề tài đó, Mozart đã phải thốt lên rằng:

[2].

Tuy nhiên, đó là lần gặp duy nhất giữa Mozart, một người có tiếng lúc đó, và Beethoven, một người trẻ tuổi hứa hẹn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại. Bởi vì có hai lý do[2]:

  • Một là, lúc này Mozart quá bận bịu.
  • Hai là, vừa mới ở Viên có vài tháng, Beethoven đã phải trở về vì nghe tin mẹ bệnh nặng. Sau đó, bà mẹ đã qua đời. Trong khi đó, người cha vẫn chìm đắm trong rượu chè. Beethoven phải trở thành trụ cột trong gia đình. Để làm được điều đó, ông đã phải từ bỏ ước mơ đi học ở Viên và phải đi biểu diễn khắp nơi.

Đặc điểm về âm nhạc hai nhà soạn nhạc thiên tài

[sửa | sửa mã nguồn]

Nét chung của hai người Cả Mozart và Beethoven đều có những đóng góp không nhỏ cho nền âm nhạc cổ điển thế giới. Cả hai đã đưa thời kỳ Cổ điển lên đỉnh cao. Họ đã kế thừa truyền thống và những gì mà những người tiền nhiệm, tiêu biểu là Joseph Haydn, đã vạch ra cho nền âm nhạc thế kỷ XVIII. Cả Haydn, Mozart, Beethoven đã biến Viên trở thành thủ đô âm nhạc của cả thế giới lúc đó, đã gây dựng nên một trường phái âm nhạc nổi tiếng, đó là trường phái cổ điển Viên. Đóng góp lớn nhất của cả ba đó chính là phát triển một trong những thể loại quan trọng nhất của nhạc cổ điển: giao hưởng. Thêm vào đó, cả Mozart và Beethoven có đóng góp không hề nhỏ cho thể loại opera mang chất Đức, đó là singspiel (tiếng Đức: kịch hát). Họ đã đưa thể loại đó lên đến đỉnh cao[3]. Đồng thời cả hai đã thể hiện rõ chất lãng mạn trong mỗi tác phẩm của mình. Thế nên, họ khác người tiền nhiệm Haydn ở chỗ đó, con người hầu như chỉ viết nhạc để phục vụ cho chốn cung đình.

Nét riêng của hai vĩ nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy có những nét chung như vậy, nhưng Mozart và Beethoven đều có sức mạnh. Nếu như Mozart sáng tác các tác phẩm của mình với những nốt nhạc trẻ trung, tươi mát (dù có lâm vào hoàn cảnh khó khăn) thì các tác phẩm của Beethoven lại mang nhiều tâm sự (có thể thấy rõ điều này ở các tác phẩm trong khoảng thời gian ông bị điếc hoàn toàn). Nếu các tác phẩm của Mozart là những tác phẩm âm nhạc chứa đầy sự đẹp đẽ thì những sáng tác của Beethoven mang nhiều tính triết lý sống. Nếu như Mozart còn vấn vương khá nhiều với cấu trúc cổ điển mà Haydn đã xây dựng (có thể thấy trong các bản giao hưởng của ông, chương 3 là chương minuet, điều vẫn thường thấy trong các bản giao hưởng của Haydn. Thậm chí, phong cách viết giao hưởng theo kiểu tứ tấu đàn dây, mỗi chương là một câu chuyện của Haydn xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của Mozart) thì Beethoven đã vượt ra ngoài khuôn khổ đó và có nhiều thay đổi đáng chú ý (các bản giao hưởng của ông không còn các khúc minuet ở chương 3 nữa mà đó là chương scherzo, đồng thời ông còn đưa ra suy nghĩ rằng mỗi chương là một phần của câu chuyện[4]).

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số nhận xét nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá về Mozart, Albert Einstein có nhận xét như sau:

[3].

Còn Haydn có nhận xét:

[5].

Nhà văn Romain Rolland đã có nói về Beethoven:

Nhận xét của nhiều người

[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể sẽ có nhiều người đánh giá Mozart cao hơn Beethoven, bởi họ nghĩ không có Mozart cũng chẳng có Beethoven và bởi họ yêu cái đẹp trong những nốt nhạc của Mozart. Dưới đây là bức thư gửi cho Nadezhda von Meck vảo năm 1878 của Pyotr Ilyich Tchaikovsky, người hâm mộ Mozart:

[6]

Tuy nhiên, lại không ít người lại đánh giá Beethoven cao hơn, bởi họ cho rằng Mozart sáng tác nhiều nên thiếu chiều sâu, thiếu tính triết lý, thiếu đạo đức ở một số tác phẩm (ví dụ họ phê phán vở opera Così fan tutte), lại không có nhiều thay đổi khi chịu ảnh hưởng của Haydn. Thêm vào đó, họ còn cho rằng Beethoven còn là người dọn đường cho chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc cổ điển, là người vượt qua khuôn khổ của cấu trúc cổ điển và có những thay đổi quan trọng để cho nhiều nhà soạn nhạc sau có thể diễn tả nội tâm một cách thoải mái nhất có thể. Ấy là chưa kể Beethoven được coi là nhà soạn nhạc có nhiều ảnh hưởng nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới, không chỉ với giới sáng tác mà còn với khán thính giả. Ông biết nói lên suy tư không chỉ của riêng bản thân mình mà còn của nhiều người đang khó khăn, đang phải đấu tranh như ông.

Có lẽ câu nói hợp lý nhất sẽ là: Nếu Beethoven là nhà soạn nhạc lớn nhất thì Mozart là duy nhất.

Dựa vào các phân tích của Glen GouldingAaron Copland, người ta đưa ra danh sách 50 nhà soạn nhạc vĩ đại nhất lịch sử. Cả Mozart và Beethoven cùng với Johann Sebastian Bach được xép vào nhóm Bất tử[7].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 27
  2. ^ a b c Danh nhân thế giới, Gia Tuấn tuyển chọn, xuất bản năm 2013
  3. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
  4. ^ “Chi Tiết Thuật Ngữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2015. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ Landon, Howard Chandler Robbins (1976). Haydn: Chronicle and Works, Volume 2. Indiana University Press. tr. 118. ISBN 9780253370037.
  6. ^ “MOZART VỚI TCHAIKOVSKY”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2014. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  7. ^ “REDS.VN”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2014. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu AG Izumo the Reinoha - Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Izumo the Reinoha - Artery Gear: Fusion
Nhìn chung Izumo có năng lực sinh tồn cao, có thể tự buff ATK và xoá debuff trên bản thân, sát thương đơn mục tiêu tạo ra tương đối khủng
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune
Đọc sách như thế nào?
Đọc sách như thế nào?
Chắc chắn là bạn đã biết đọc sách là như thế nào rồi. Bất cứ ai với trình độ học vấn tốt nghiệp cấp 1 đều biết thế nào là đọc sách.
Pokémon Sword/Shield – Golden Oldies, những bản nhạc của quá khứ
Pokémon Sword/Shield – Golden Oldies, những bản nhạc của quá khứ
Game chính quy tiếp theo của thương hiệu Pokémon nổi tiếng, và là game đầu tiên giới thiệu Thế Hệ Pokémon Thứ Tám