Benzyl xyanua (viết tắt là BnCN) là một hợp chất hữu cơ với công thức hóa học C6H5CH2CN. Chất lỏng thơm không màu này là một yếu tố đầu tiên quan trọng cho nhiều hợp chất trong hóa học hữu cơ.
Benzyl xyanua có thể được sản xuất thông qua quá trình tổng hợp Nitril Kolbe giữa benzyl chloride và natri xyanua[2] hoặc bằng cách oxy hóa cacbornxyl hóa phenylalanine.[3]
Benzyl xyanua có thể được thủy phân để tạo ra axit phenylacetic[4] hoặc được sử dụng trong phản ứng Pinner để tạo ra esteaxit phenylacetic.[5] Hợp chất này cũng tạo thành một "đơn vị methylene hoạt động" trên cacbon giữa vòng thơm và nhóm chức nitrile. Carbon hoạt tính, được gọi là anion nitrile, là một chất phản ứng hữu ích trung gian cho sự hình thành các liên kết carbon-cacbon mới.[6][7][8]
Benzyl xyanua được sử dụng làm dung môi[9] và là chất đầu tiên trong quá trình tổng hợp thuốc từ nấm[10], nước hoa (phenethyl alcohol), kháng sinh và các dược phẩm khác. Sự thủy phân một phần của BnCN dẫn đến 2-phenylacetamid[11] làm thuốc chống co giật.
Vì benzyl xyanua là chất hữu ích cho nhiều loại thuốc có tiềm năng sử dụng trong giải trí. Nhiều quốc gia điều chỉnh chặt chẽ việc quản lý hợp chất này.
^Hiegel, Gene; Lewis, Justin; Bae, Jason (2004). “Conversion of α‐Amino Acids into Nitriles by Oxidative Decarboxylation with Trichloroisocyanuric Acid”. Synthetic Communications. 34 (19): 3449–3453. doi:10.1081/SCC-200030958.
^Adams, Roger; Thal, A. F. (1922). “Ethyl Phenylacetate”. Organic Syntheses. 2: 27. doi:10.15227/orgsyn.002.0027.
^Makosza, M.; Jonczyk, A (1976). “Phase-Transfer Alkylation of Nitriles: 2-Phenylbutyronitrile”. Organic Synthesis. 55: 91. doi:10.15227/orgsyn.055.0091.
^William Andrew Publishing (2008). Pharmaceutical Manufacturing Encyclopedia (ấn bản thứ 3). Norwich, NY: Elsevier Science. tr. 182, 936, 1362, 1369, 1505, 2036, 2157, 2259, 2554, 2620, 2660, 2670, 2924, 3032, & 3410. ISBN9780815515265.
^Berkoff, Charles E.; Rivard, Donald E.; Kirkpatrick, David; Ives, Jeffrey L. (1980). “The Reductive Decyanation of Nitriles by Alkali Fusion”. Synthetic Communications. 10 (12): 939–945. doi:10.1080/00397918008061855.
^Bub, Oskar; Friedrich, Ludwig (2000). “Cough Remedies”. Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry. doi:10.1002/14356007.a08_013.
Cụm từ Pressing đã trở nên quá phổ biến trong thế giới bóng đá, đến mức nó còn lan sang các lĩnh vực khác và trở thành một cụm từ lóng được giới trẻ sử dụng để nói về việc gây áp lực