Bruce Greyson

(Charles) Bruce Greyson (sinh tháng 10 năm 1946) là Giáo sư danh dự Khoa Tâm thần học và Hành vi Thần kinh học tại Đại học Virginia. Ông chính là tác giả của quyển After: A Doctor Explores What Near-Death Experiences Reveal about Life and Beyond (2021), đồng tác giả cuốn Irreducible Mind (2007) và đồng chủ biên sổ tay The Handbook of Near-Death Experiences (2009). Greyson đã viết nhiều bài báo, và trả lời phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông về chủ đề trải nghiệm cận tử.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Greyson hiện giữ chức Giáo sư danh dự Khoa Tâm thần học và Hành vi Thần kinh học Chester F. Carlson, và là cựu giám đốc của Ban Nghiên cứu Tri giác (DOPS),[1] tiền thân là Ban Nghiên cứu Nhân cách tại Đại học Virginia. Ông còn là Giáo sư Y học Tâm thần tại Khoa Y học Tâm thần, Phòng Tâm thần Bệnh nhân Ngoại trú, tại Đại học Virginia.

Nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]

Greyson là nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu cận tử và được mệnh danh là cha đẻ của ngành nghiên cứu trải nghiệm cận tử.[2][3] Ông cùng với Kenneth Ring, Michael Sabom và những nhà nghiên cứu khác, vồn được gầy dựng dựa trên công trình nghiên cứu của Raymond Moody, Russell Noyes Jr và Elisabeth Kübler-Ross. Bảng phân loại của Greyson dùng để đo các khía cạnh của trải nghiệm cận tử[4] được giới nghiên cứu hiện nay sử dụng nhiều và trích dẫn hơn 450 lần tính đến đầu năm 2021.[5] Ông còn nghĩ ra một phương pháp xếp loại bao gồm 19 mục để đánh giá trải nghiệm của kundalini gọi là Thang đo Physio-Kundalini.[6]

Greyson nhận lời viết tổng quan về hiện tượng Trải nghiệm cận tử dành cho bộ bách khoa toàn thư Encyclopædia Britannica và là Tổng biên tập của Tập san Nghiên cứu cận tử (tên cũ là Anabiosis) từ năm 1982 đến năm 2007. Ông từng được phỏng vấn hoặc tư vấn nhiều lần trên báo chí về chủ đề trải nghiệm cận tử.[7][8][9][10][11][12][13]

Ấn phẩm chọn lọc

[sửa | sửa mã nguồn]

Greyson là tác giả của cuốn After: A Doctor Explores What Near-Death Experiences Reveal about Life and Beyond (Macmillan, 2021), đồng tác giả quyển Irreducible Mind: Toward a Psychology for the 21st Century (Rowman and Littlefield, 2007)[14] và đồng chủ biên cuốn sổ tay The Handbook of Near-Death Experiences: Thirty Years of Investigation (Praeger, 2009).[15] Ông viết khá nhiều bài báo về chủ đề trải nghiệm cận tử bao gồm:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Division of Perceptual Studies, University of Virginia Lưu trữ 2006-10-06 tại Wayback Machine
  2. ^ “The Brain and Belief”. Public Radio International. 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010. Bruce Greyson is considered the father of research into the Near Death Experience.
  3. ^ “Edwardsville Woman has Near-death Experience”. Belleville News-Democrat. 21 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010. [Greyson] called 'the father of near-death experience research' by some...
  4. ^ Greyson, Bruce (1983). The near-death experience scale: Construction, reliability, and validity. Journal of Nervous and Mental Disease, Jun;171(6):369-75.
  5. ^ Google Scholar, Citations of Greyson (1983). Accessed January 19, 2021.
  6. ^ Bruce Greyson (1993). “Near-death experiences and the physio-kundalini syndrome”. Journal of Religion and Health. 32 (4): 277–290. doi:10.1007/BF00990954. PMID 24271550. S2CID 1892471.
  7. ^ “Near-death experience is debated”. The Tuscaloosa News Citing Story in Los Angeles Times. 23 tháng 5 năm 1982. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  8. ^ Jane E. Brody (17 tháng 11 năm 1988). “HEALTH; Personal Health”. The New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  9. ^ Anne Longley (1 tháng 8 năm 1994). “A Glimpse Beyond: A Psychiatrist Plumbs the Near-Death Experience”. People. 42 (5). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  10. ^ Douglas Fox (17 tháng 10 năm 2006). “Light at the end of the tunnel”. New Scientist. 2573. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  11. ^ Benedict Carey (17 tháng 1 năm 2009). “The Afterlife of Near-Death”. The New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  12. ^ Daniel Williams (31 tháng 8 năm 2007). “At the Hour Of Our Death”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  13. ^ “Science Notebook”. The Washington Post. 7 tháng 2 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  14. ^ Irreducible Mind. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2018.
  15. ^ Information about the Division of Perceptual Studies Lưu trữ 2006-10-06 tại Wayback Machine

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Kakuja (赫者, red one, kakuja) là một loại giáp với kagune biến hình bao phủ cơ thể của ma cà rồng. Mặc dù hiếm gặp, nhưng nó có thể xảy ra do ăn thịt đồng loại lặp đi lặp lại
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Lúc chúng ta soi gương không phải là diện mạo thật và chúng ta trong gương sẽ đẹp hơn chúng ta trong thực tế khoảng 30%
MUALANI – Lối chơi, hướng build và đội hình
MUALANI – Lối chơi, hướng build và đội hình
Mualani có chỉ số HP cơ bản cao thuộc top 4 game, cao hơn cả các nhân vật như Yelan hay Nevulette
Innate personality - bài test tính cách bẩm sinh nhất định phải thử
Innate personality - bài test tính cách bẩm sinh nhất định phải thử
Bài test Innate personality được tạo ra bởi viện triển lãm và thiết kế Đài Loan đang trở thành tâm điểm thu hút giới trẻ Châu Á, Hoa Kỳ và cả Châu Âu