Các cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Các cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bao gồm các sở, cơ quan ngang sở đặc thù (gọi chung là cấp sở) trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Hiện tại có hơn 20 cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ quan chuyên môn là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp thành phố Hà Nội; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở Hà Nội theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.

Nhiệm vụ và quyền hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân thành phố có quyền hạn và nhiệm vụ sau:

  1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố:
    • Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;
    • Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở;
    • Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc sở; Trưởng, Phó trưởng phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.
  2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:
    • Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị của sở theo quy định của pháp luật;
    • Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
  3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
  4. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan chuyên môn thành phố theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
  5. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.
  6. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
  7. Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
  8. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
  9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ.
  10. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.
  11. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở theo hướng dẫn chung của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
  12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.
  13. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.
  14. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân thành phố, các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
  15. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao và theo quy định của pháp luật.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ cấu các cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội gồm[1]:

  1. Văn phòng
  2. Sở Công Thương
  3. Sở Giao thông Vận tải
  4. Sở Giáo dục và Đào tạo
  5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
  6. Sở Khoa học và Công nghệ
  7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
  8. Sở Nội vụ
  9. Sở Ngoại vụ
  10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  11. Sở Quy hoạch - Kiến trúc
  12. Sở Tài chính
  13. Sở Tài nguyên và Môi trường
  14. Sở Tư pháp
  15. Sở Thông tin và Truyền thông
  16. Sở Văn hóa và Thể thao
  17. Sở Du lịch
  18. Sở Xây dựng
  19. Sở Y tế
  20. Ban Dân tộc
  21. Thanh tra
  22. Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng
  23. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất
  24. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch

Cơ cấu mỗi Sở gồm:

  • Lãnh đạo Sở:
    1. Giám đốc Sở
    2. Phó Giám đốc Sở
  • Cơ quan chuyên môn:
    1. Văn phòng (nếu có)
    2. Thanh tra (nếu có)
    3. Phòng chuyên môn, nghiệp vụ
    4. Chi cục và tổ chức tương đương (nếu có)
    5. Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có)

Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Cơ quan chuyên môn
Địa chỉ
Người đứng đầu Cấp phó của người đứng đầu Website
1 Văn phòng
số 79 Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm
Trương Việt Dũng Nguyễn Văn Thịnh
Võ Tuấn Anh
Đinh Quốc Hùng
Phạm Thị Thu Huyền
Nguyễn Mạnh Quân
Cù Ngọc Trang
2 Sở Công Thương
số 331 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy
Trần Thị Phương Lan

(Quyền)

Nguyễn Thế Hiệp
Nguyễn Kiều Oanh
Nguyễn Đình Thắng
http://congthuong.hanoi.gov.vn/
3 Sở Giáo dục và Đào tạo
số 23 Quang Trung, số 81 Thợ Nhuộm, Quận Hoàn Kiếm
Trần Thế Cương Nguyễn Quang Tuấn
Trần Lưu Hoa
Phạm Quốc Toản
Vương Hương Giang
https://hanoi.edu.vn/
4 Sở Giao thông Vận tải
số 2 Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông
Nguyễn Phi Thường Ngô Mạnh Tuấn
Đào Việt Long
Trần Hữu Bảo
Đỗ Việt Hải
Đào Duy Phong
http://sogtvt.hanoi.gov.vn/
5 Sở Quy hoạch - Kiến trúc
số 31b Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm
Nguyễn Trọng Kỳ Anh Phạm Quốc Tuyến
Nguyễn Đức Nghĩa
Trần Quang Tuyên

Nguyễn Bá Nguyên

http://qhkt.hanoi.gov.vn
6 Sở Kế hoạch và Đầu tư
Khu liên cơ quan Vân Hồ, số 52 Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng
Lê Anh Quân Lê Văn Quân
Nguyễn Ngọc Tú
Vũ Duy Tuấn
Nguyễn Văn Đức
http://hapi.hanoi.gov.vn
7 Sở Khoa học và Công nghệ
Khu liên cơ Võ Chí Công, số 258 Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ
Nguyễn Hồng Sơn Nguyễn Khắc Sự
Nguyễn Quốc Hà
Nguyễn Tố Quyên
http://www.dost.hanoi.gov.vn/ Lưu trữ 2015-10-13 tại Wayback Machine
8 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
số 75 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa
Bạch Liên Hương Hoàng Thành Thái
Đinh Hồng Phong
Nguyễn Hồng Dân

Nguyễn Tây Nam

http://solaodong.hanoi.gov.vn/
9 Sở Ngoại vụ
số 10 Lê Lai, Quận Hoàn Kiếm
Ngô Minh Hoàng Nguyễn Thanh Hải
Trần Nghĩa Hòa
http://dfa.hanoi.gov.vn
10 Sở Nội vụ
số 18B Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm
Trần Đình Cảnh
Đinh Mạnh Hùng
Nguyễn Thị Liễu
Nguyễn Chí Đoàn
Mai Xuân Trường
http://www.sonoivu.hanoi.gov.vn/ Lưu trữ 2015-10-08 tại Wayback Machine
11 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
số 38 Tô Hiệu, Quận Hà Đông
Chu Phú Mỹ Nguyễn Huy Đăng
Nguyễn Ngọc Sơn
Tạ Văn Tường
http://sonnptnt.hanoi.gov.vn/
12 Sở Tài chính
Khu liên cơ quan Vân Hồ, số 52 Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng
Nguyễn Xuân Lưu Trần Thành Tâm
Vũ Trung Thành
Nguyễn Xuân Sáng
Mai Công Quyền
http://www.sotaichinh.hanoi.gov.vn/ Lưu trữ 2015-10-23 tại Wayback Machine
13 Sở Tài nguyên và Môi trường
số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa
Lê Thanh Nam Nguyễn Minh Tấn

Nguyễn Anh Quân

http://sotnmt.hanoi.gov.vn
14 Sở Thông tin và Truyền thông
số 185 Giảng Võ, Quận Đống Đa
Nguyễn Việt Hùng Nguyễn Tiến Sỹ

Nguyễn Thị Mai Hương

http://sotttt.hanoi.gov.vn
15 Sở Văn hóa và Thể thao
số 47 Hàng Dầu, Quận Hoàn Kiếm
Đỗ Đình Hồng Trần Thị Vân Anh
Phạm Xuân Tài
Lê Thị Ánh Mai
https://sovhtt.hanoi.gov.vn
16 Sở Tư pháp
số 221 Trần Phú, Quận Hà Đông
Ngô Anh Tuấn Phạm Thanh Cao
Phạm Thị Thanh Hương
Nguyễn Công Anh
https://sotuphap.hanoi.gov.vn/
17 Sở Xây dựng
Khu liên cơ quan Vân Hồ, số 52 Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng
Võ Nguyên Phong Hoàng Cao Thắng
Mạc Đình Minh
Nguyễn Thế Công
Luyện Văn Phương
http://soxaydung.hanoi.gov.vn/
18 Sở Y tế
số 4 Sơn Tây, Quận Ba Đình
Nguyễn Đình Hưng

(Phó Giám đốc phụ trách)

Trần Văn Chung
Vũ Cao Cương
http://www.soyte.hanoi.gov.vn/
19 Ban Dân tộc
số 12 Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông
Nguyễn Tất Vinh Đỗ Doanh Thân
Nguyễn Hữu Hợp
http://bandantoc.hanoi.gov.vn/
20 Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội
tòa nhà CC02, khu đô thị Mỗ Lao, Quận Hà Đông
Lê Quang Long Lê Cường

Nguyễn Hoài Nam
Trần Anh Tuấn

https://hiza.hanoi.gov.vn
21 Thanh tra Thành phố
số 62 Trần Quốc Toản, Quận Hoàn Kiếm
Trần Đức Hoạt Nguyễn Thúy Hằng
Kiều Xuân Huy
Lê Thu Hà
Nguyễn Trọng Hòa
http://thanhtra.hanoi.gov.vn/
22 Sở Du lịch
Khu liên cơ Võ Chí Công, số 258 Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ
Đặng Hương Giang Trần Trung Hiếu https://sodulich.hanoi.gov.vn
23 Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội
số 10 Trịnh Hoài Đức, Quận Đống Đa
Nguyễn Ánh Dương Bùi Duy Quang
Lê Tự Lực
Nguyễn Thị Mai Anh
http://hpa.hanoi.gov.vn/


Chế độ làm việc

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở ban hành Quy chế làm việc của sở và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy định đó.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Cơ cấu tổ chức UBND Thành phố”. Truy cập 6 tháng 8 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Những câu truyện nhỏ này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong nắm bắt tâm lý người khác
Con mèo trong văn hóa lịch sử Việt Nam
Con mèo trong văn hóa lịch sử Việt Nam
Tết là lúc mọi người có những khoảng thời gian quý giá quây quần bên gia đình và cùng nhau tìm lại những giá trị lâu đời của dân tộc
14 nguyên tắc trong định luật Murphy
14 nguyên tắc trong định luật Murphy
Bạn có bao giờ nghiệm thấy trong đời mình cứ hôm nào quên mang áo mưa là trời lại mưa; quên đem chìa khóa thì y rằng không ai ở nhà
Công nghệ thực phẩm: Học đâu và làm gì?
Công nghệ thực phẩm: Học đâu và làm gì?
Hiểu một cách khái quát thì công nghệ thực phẩm là một ngành khoa học và công nghệ nghiên cứu về việc chế biến, bảo quản và phát triển các sản phẩm thực phẩm