Diaphragm | |
---|---|
Respiratory System | |
Chi tiết | |
Tiền thân | Septum transversum, pleuroperitoneal folds, body wall[1] |
Động mạch | Pericardiacophrenic artery, Musculophrenic artery, Inferior phrenic arteries |
Tĩnh mạch | Superior phrenic vein, Inferior phrenic vein |
Dây thần kinh | phrenic and lower intercostal nerves |
Định danh | |
Latinh | Diaphragma |
Tiếng Hy Lạp | διάφραγμα |
MeSH | D003964 |
TA | A04.4.02.001 |
FMA | 13295 |
Thuật ngữ giải phẫu |
Cơ hoành (tiếng Anh: Diaphragm) là một vân cơ dẹt, rộng, hình vòm, làm thành một vách gân – cơ ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng. Cơ hoành có vai trò quan trọng trong sinh lý hô hấp. Khi cơ hoành co thì vòm hoành hạ xuống, lồng ngực giãn, áp lực trong lồng ngực giảm, không khí được hít vào.
Cơ hoành được cấp máu chủ yếu từ:
Cơ hoành được vận động chính bởi dây thần kinh hoành và một phần bởi 6 dây thần kinh gian sườn cuối.
Ngoài các sợi vận động để vận động cơ hoành là chính, thần kinh hoành còn mang theo các sợi cảm giác và giao cảm. Các sợi giao cảm giữ vai trò vận mạch, còn các sợi cảm giác thu nhận cảm giác căng cơ hoành, cảm giác đau từ phúc mạc hoành, màng phổi hoành, màng phổi trung thất và màng ngoài tim.
Thông thường là cơ hoành trái bị phù nề, có hình dáng nhô cao hơn bên phải, triệu chứng đau phía ngực trái có cảm giác như cơn đau thắt ngực, thông thường khi vận động bị đau ran sau đó lại hết nhưng lại tái diến khi có sự vận động mạnh của cơ thể.
Thoát vị cơ hoành là bệnh lý bẩm sinh, trong tình trạng các tạng trong ổ phúc mạc có thể đi vào trong lồng ngực qua một lỗ khiếm khuyết của cơ hoành. Tùy thuộc vào lỗ thoát vị to hay nhỏ mà các phủ tạng từ ổ bụng có thể chui lên lồng ngực như dạ dày, ruột non hay lách.[2]
Nhão cơ hoành (Liệt cơ hoành) là kết quả của sự ngừng xung động thần kinh đi xuống qua dây thần kinh hoành, làm cho cơ hoành mất trương lực và không vận động co giãn được.