Di sản thế giới UNESCO | |
---|---|
Vị trí | Wales, Vương quốc Anh |
Tiêu chuẩn | Văn hoá: (ii)(iv) |
Tham khảo | 1633 |
Công nhận | 2021 (Kỳ họp 45) |
Tọa độ | 53°7′15″B 4°6′54″T / 53,12083°B 4,115°T |
Cảnh quan Đá phiến của Tây Bắc Wales là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 2021.[1] Nó minh họa sự thay đổi mà ngành công nghiệp khai thác đá phiến mang lại trong cảnh quan nông thôn truyền thống ở khu vực núi và thung lũng của Snowdonia. Di sản này trải dài từ đỉnh núi đến bờ biển, tận dụng và vượt qua các thách thức nhờ các quy trình công nghiệp quy mô lớn do các chủ đất và nhà đầu tư vốn thực hiện, định hình lại cảnh quan nông nghiệp thành một trung tâm công nghiệp sản xuất đá phiến trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp (1780-1914).
Di sản bao gồm 6 thành phần là các mỏ đá và khu mỏ còn sót lại, các địa điểm khảo cổ liên quan đến chế biến công nghiệp đá phiến, các khu định cư lịch sử, bao gồm cả khu dân cư, di tích, các khu vườn lịch sử, nhà nông thôn, bến cảng cũng như hệ thống đường sắt và đường bộ và các thành tố khác có liên quan còn sót lại. Di sản này có ý nghĩa quốc tế không chỉ đối với việc xuất khẩu đá phiến mà còn xuất khẩu công nghệ và công nhân lành nghề từ những năm 1780 đến đầu thế kỷ 20. Nó trở thành thành hình mẫu cho các mỏ đá phiến khác ở các nơi khác trên thế giới và là một ví dụ quan trọng, đáng chú ý về sự trao đổi vật liệu, công nghệ và giá trị con người.
Các thành phần chính của Di sản thế giới Cảnh quan Đá phiến của Tây Bắc Wales bao gồm: