Cầu Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cao

Cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao
Vị tríĐồng bằng Châu Giang
Tuyến đườngXe cộ
Bắc qua
Tọa độ22°16′55″B 113°46′30″Đ / 22,282°B 113,775°Đ / 22.282; 113.775
Trang webhzmb.org
hzmb.hk
www.dsat.gov.mo/hzmb/index.aspx
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầuHệ thống cầu đường hầm
Tổng chiều dài55 kilômét (34 mi)
Số làn xe6
Lịch sử
Khởi công15 tháng 12 năm 2009
Hoàn thành6 tháng 2 năm 2018[1]
Chi phí xây dựng126.9 tỷ ¥ (19.17 tỷ $)[2]
Đã thông xe24 tháng 10 năm 2018, 9 A.M. UTC+8 [3][4]
Vị trí
Map
Cầu Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cao
Bản đồ của tuyến đường cầu xa lộ và đường hầm dưới biển của Cầu Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cao.
Tên tiếng Trung
Phồn thể港珠澳大橋
Giản thể港珠澳大桥
Việt bínhgong2 zyu1 ou3 daai6 kiu4
Bính âm Hán ngữGǎngzhū'ào Dàqiáo
Tên tiếng Bồ Đào Nha
Bồ Đào NhaPonte Hong Kong – Zhuhai – Macau

Cầu Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cao[a] (HZMB: Hong Kong – Zhuhai – Macau Bridge) là một hệ thống cầu, đường hầm dài 55 km bao gồm một loạt ba cầu dây văng, cầu cạn, đường hầm dưới biển và bốn hòn đảo nhân tạo. Đây là con đường biển dài nhất thế giới,[5][6] bắc qua các kênh Linh Đinh và Cửu Châu và nối Hồng Kông với Ma CaoChu Hải, ba thành phố lớn ở phía tây của đồng bằng Châu Giang.[7][8]

HZMB được thiết kế để có thể tồn tại 120 năm và được xây dựng với chi phí 126.9 tỷ ¥ (19.17 tỷ $).[9] Chi phí xây dựng cây cầu chính ước tính khoảng 51,1 tỷ ¥ (7.72 tỷ $) được tài trợ bởi các khoản vay ngân hàng và được chia sẻ giữa các chính phủ Trung Hoa lục địa, Hồng Kông và Ma Cao.[10]

Ban đầu cầu được hoạch định để mở cửa giao thông vào tháng 10 năm 2016,[11][12] tuy nhiên đến ngày 6 tháng 2 năm 2018[13] phần cấu trúc mới được hoàn thành và các nhà báo đã được đi tham quan cầu.[13][14][15] Ngày 24 tháng 10 năm 2018, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ khai mạc cầu Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cao tại cảng Chu Hải.[16]

Khởi công

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc xây chiếc cầu này được thực hiện chỉ 18 tháng sau khi Trung Quốc khánh thành cây cầu dài 36 cây số bắc qua vịnh Hàng Châu, nằm ở phía Đông tỉnh Triết Giang, mà hiện nay được xem như cây cầu bắc qua biển dài nhất thế giới. Trong thời gian ba năm rưỡi xây dựng cầu Hàng Châu, đội công trình sư phải đương đầu khoảng 19 thử thách nghiêm trọng gồm bão tố, thủy triều và khó khăn về địa chất. Cây cầu dài nhất thế giới hiện nay là cầu đắp Lake PontchartrainNew Orleans, dài 38,4 cây số, nhưng theo các viên chức, cầu Hàng Châu nằm trên một địa thế khó khăn đặc biệt để xây cất vì thời tiết rất phức tạp.

Ngày 17 tháng 12 năm 2009, Trung Quốc bắt đầu khởi công xây dựng cây cầu. Cây cầu hình chữ Y dài tổng cộng khoảng 50 cây số, mà đoạn dài 35 cây số là phần bắc qua biển. Cầu dự tính sẽ hoàn tất vào năm 2015, chi phí chừng $10,7 tỉ do chính quyền của ba khu vực đài thọ.

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc gồm đường hầm ngầm dưới biển dài 5,5 kilômét (3,4 mi) (dài nhất thế giới) với những đảo nhân tạo. Theo nhóm thiết kế công trình Arup, đây là dự án lớn về cầu phối hợp với đường hầm đầu tiên của Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty thiết kế này nói cây cầu chỉ dài tổng cộng có 35 cây số; lý do của sự khác biệt về con số vẫn chưa được biết rõ.

Công trình khởi đầu với việc bồi đất để tạo một đảo nhân tạo rộng 540 mẫu ở ngoài khơi Chu Hải. Đây là điểm nơi quan thuế sẽ kiểm soát sự qua lại giữa ba nơi. Phần lớn cấu trúc đều được làm sẵn trước, ví dụ như dầm cầu sẽ được làm sẵn cùng lúc cầu đang được xây móng. Đường hầm cũng được xây từ những đoạn đúc sẵn dài 100 mét.

Zhu Yongling, một viên chức chịu trách nhiệm dự án xây cất nói, "Cầu này được thiết kế với tuổi đời khoảng 120 năm, có thể chịu lực của sức gió mạnh đến 51 mét mỗi giây, hay tương đương với nấc 16 (184 đến 201 cây số/giờ), là nấc tối đa của Thang sức gió Beaufort. Cầu cũng chịu được cơn địa chấn ở cấp 8 và sức va chạm của một con tàu trọng tải 300.000 tấn."

Lưu thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu thông gồm 6 làn xe chạy, với vận tốc tối đa là 100 km/giờ, rút ngắn thời gian từ Hồng Kông đến Chu Hải xuống còn một giờ thay vì bốn tiếng. Mỗi trụ cầu cao 170 mét và phải được thiết kể để giảm thiểu tối đa sức tác động của dòng chảy ở cửa sông Pearl.

Phía Hồng Kông lái xe bên trái còn Trung Hoa đại lục thì bên phải, họ đã đưa ra ý tưởng thiết kế hệ cầu dẫn đường đảo chiều giống như số 8 không có phần giao nhau ở giữa, nhằm khớp giao thông cả hai phía.[17]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hoặc gọi là cầu Hồng Kông - Châu Hải - Ma Cao

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “港珠澳大桥主体工程完成交工验收 具备通车试运营条件”. Central People's Government of the People's Republic of China. ngày 6 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2018.
  2. ^ “Xinhua Headlines: World's longest cross-sea bridge opens, integrating China's Greater Bay Area”. Xinhua Net. ngày 23 tháng 10 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2018.
  3. ^ “Cars and buses begin crossing the Pearl River Delta as Hong Kong-Zhuhai-Macau Bridge opens to traffic”. ngày 24 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2018.
  4. ^ “Xi Jinping declares opening of Hong Kong-Zhuhai-Macau Bridge”.
  5. ^ “China opens longest sea-crossing bridge”. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 23 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2018.
  6. ^ hermes (ngày 25 tháng 10 năm 2018). “Smooth start for world's longest state of the art sea crossing”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2018.
  7. ^ “What's the Cost of a Ride on the World's Longest Bridge Over Water? - Caixin Global”. www.caixinglobal.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2018.
  8. ^ “Satellite shots show epic scale of world's longest oversea bridge (IMAGES)”. RT International (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2018.
  9. ^ “Xinhua Headlines: World's longest cross-sea bridge opens, integrating China's Greater Bay Area - Xinhua | English.news.cn”. www.xinhuanet.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  10. ^ CNN, Sarah Lazarus. “China unveils world's longest sea-crossing bridge”. CNN. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2018.
  11. ^ “Contractors say 2017 deadline for Hong Kong-Zhuhai-Macao Bridge is unconvincing”. Hong Kong Free Press. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2016.
  12. ^ The Standard. “Bridge to open in one go despite HK delays”. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2016.
  13. ^ a b 好消息!港珠澳大桥七一前正式通车_大粤网_腾讯网. gd.qq.com (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2018.
  14. ^ CNN, Sarah Lazarus. “China unveils world's longest sea-crossing bridge”. CNN. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2018.
  15. ^ “陳帆:港珠澳大橋下周三上午9時正式通車營運”. TVB (bằng tiếng Trung). ngày 19 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2018.
  16. ^ “China's Xi launches Hong Kong-mainland mega bridge”. China’s Xi launches Hong Kong-mainland mega bridge (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018.
  17. ^ “Ingenious Flipper Bridge Melds Left-Side Drivers With Right-Side Drivers”. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2010.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan