Cụm bãi cạn Luconia

Thực thể địa lý tranh chấp
Cụm bãi cạn Luconia
Địa lý
Vị trí của cụm bãi cạn Luconia
Vị trí của cụm bãi cạn Luconia
Cụm bãi cạn Luconia
Vị tríBiển Đông
Tọa độ5°57′B 112°33′Đ / 5,95°B 112,55°Đ / 5.950; 112.550 (Cụm bãi cạn Luconia)
Tranh chấp giữa
Quốc gia Malaysia

Quốc gia

 Đài Loan

Quốc gia

 Trung Quốc

Cụm bãi cạn Luconia (tiếng Anh: Luconia Shoals) là một tập hợp rạn đá ngầm (hay bãi cạn) ở phía nam Biển Đông. Trung QuốcĐài Loan cho rằng cụm bãi cạn Luconia thuộc phạm vi của khái niệm quần đảo Nam Sa và nằm hoàn toàn trong đường chín đoạn. Malaysia cũng yêu sách cụm này dựa trên quan điểm chúng thuộc vùng đặc quyền kinh tế.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ cụm bãi cạn Luconia do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xuất bản

Cụm bãi cạn Luconia nằm về hướng nam quần đảo Trường Sa, trên thềm lục địa của bờ biển bang Sarawak, Malaysia.[1] Các thực thể địa lý của cụm bãi Luconia là các ám tiêu (rạn đá ngầm) từ san hô hoặc cát. Người ta chia cụm này làm hai phần là cụm bãi cạn Luconia Bắc và cụm bãi cạn Luconia Nam. Hầu như toàn bộ số thực thể địa lý thuộc cụm bãi Luconia đều chìm dưới nước, trừ rạn Luconia Breakers thuộc cụm bãi Luconia Nam.[2] Có nguồn cho rằng ngoài rạn Luconia Breakers thì còn hai rạn đá nổi nữa là rạn Hayes và rạn Seahorse Breakers thuộc cụm bãi Luconia Bắc.[3]

  • Cụm bãi Luconia Bắc gồm các thực thể hợp thành dạng hình tam giác cân với đáy dài 40 hải lý (74 km). Cụm trải rộng trên một diện tích là 1.400 km². Đa số các thực thể thuộc cụm này nằm ở độ sâu từ 3,7 đến 9,6 m dưới mực nước biển.[3]
  • Cụm bãi Luconia Nam nhỏ hơn cụm Bắc và nằm cách cụm Bắc 12 hải lý (22,2 km) về phía nam. Cụm trải rộng trên một diện tích là 900 km². Các thực thể thuộc cụm này hợp thành dạng hình quả trứng nằm ngang, và đa số nằm ở độ sâu từ 4,6 đến 8,2 m dưới mực nước biển.[3]

Danh sách thực thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích:

1. STT: số thứ tự 3. Beting: bãi cạn; ám sa: bãi cát ngầm
2. Terumbu, tiêu: rạn đá ngầm 4. Gugusan beting: cụm bãi cạn
Danh sách các thực thể địa lý thuộc cụm bãi cạn Luconia[3][4]
STT Tên tiếng Anh Tên tiếng Mã Lai Tên tiếng Trung giản thể Toạ độ Đặc điểm
1 Luconia Shoals - - - -
2 North Luconia Shoals Gugusan Beting Raja Jarum 北康暗沙
(Bắc Khang ám sa)
- -
2.1 Aitken Reef Terumbu Datak Landih 义净礁
(Nghĩa Tịnh tiêu)
5°42′B 112°33′Đ / 5,7°B 112,55°Đ / 5.700; 112.550 (rạn Aitken) sâu 9,4 m.
2.2 Buck Reef Terumbu Linggir 法显暗沙
(Pháp Hiển ám sa)
5°52′B 112°34′Đ / 5,867°B 112,567°Đ / 5.867; 112.567 (rạn Buck) sâu tối thiểu 4,9 m.
2.3 Friendship Shoal Beting Rentap 盟谊暗沙
(Minh Nghị ám sa)
5°57′B 112°33′Đ / 5,95°B 112,55°Đ / 5.950; 112.550 (bãi cạn Tình Bạn) sâu tối thiểu 8,2 m.
2.4 Hardie Reef Terumbu Asun 海康暗沙
(Hải Khang ám sa)
5°56′B 112°32′Đ / 5,933°B 112,533°Đ / 5.933; 112.533 (rạn Hardie) sâu tối thiểu 5,1 m.
2.5 Hayes Reef Terumbu Lang Ngindang 南屏礁
(Nam Bình tiêu)
5°22′B 112°36′Đ / 5,367°B 112,6°Đ / 5.367; 112.600 (rạn Hayes) là một rạn đá nhỏ, dốc và rất cạn nước.
2.6 Moody Reef Terumbu Permaisuri 康西暗沙
(Khang Tây ám sa)
5°35′B 112°23′Đ / 5,583°B 112,383°Đ / 5.583; 112.383 (rạn Moody) sâu 7,3 m.
2.7 Seahorse Breakers Hempasan Dang Ajar 南安礁
(Nam An tiêu)
5°32′B 112°35′Đ / 5,533°B 112,583°Đ / 5.533; 112.583 (rạn Sóng Vỡ Cá Ngựa) sâu dưới 2 m.
2.8 Tripp Reef Terumbu Litong 北安礁
(Bắc An tiêu)
5°29′B 112°30′Đ / 5,483°B 112,5°Đ / 5.483; 112.500 (rạn Moody) sâu tối thiểu 3,7 m.
3 South Luconia Shoals Gugusan Beting Patinggi Ali 南康暗沙
(Nam Khang ám sa)
- -
3.1 Comus Shoal Beting Merpati 欢乐暗沙
(Hoan Lạc ám sa)
5°01′B 112°56′Đ / 5,017°B 112,933°Đ / 5.017; 112.933 (bãi cạn Comus) sâu tối thiểu 8,2 m.
3.2 Connell Reef Terumbu Dato Talip 隐波暗沙
(Ẩn Ba ám sa)
5°06′B 112°34′Đ / 5,1°B 112,567°Đ / 5.100; 112.567 (rạn Connell) sâu tối thiểu 1,8 m. Có một xác tàu đắm ở góc tây nam của rạn.
3.3 Herald Reef Terumbu Saji 海宁礁
(Hải Ninh tiêu)
4°57′B 112°35′Đ / 4,95°B 112,583°Đ / 4.950; 112.583 (rạn Herald) đường kính 0,4 hải lý (741 m); độ sâu phân hoá từ dưới 2 m đến khoảng 55 m.
3.4 Luconia Breakers Hempasan Bentin 琼台礁
(Quỳnh Đài tiêu)
4°59′B 112°37′Đ / 4,983°B 112,617°Đ / 4.983; 112.617 (rạn Sóng Vỡ Luconia) nổi khỏi mặt nước.
3.5 Richmond Reef Terumbu Balingian 潭门礁
(Đàm Môn tiêu)
5°04′B 112°43′Đ / 5,067°B 112,717°Đ / 5.067; 112.717 (rạn Richmond) sâu tối thiểu 3,6 m.
3.6 Sierra Blanca[5]/Sterra Blanca[6] - 澄平礁
(Trừng Bình tiêu)
4°51′B 112°32′Đ / 4,85°B 112,533°Đ / 4.850; 112.533 (rạn Sierra Blanca) -
3.7 Stigant Reef Terumbu Sahap 海安礁
(Hải An tiêu)
5°02′B 112°29′Đ / 5,033°B 112,483°Đ / 5.033; 112.483 (rạn Stigant) dạng hình móng ngựa, sâu từ 4,6 đến 11 m.

Tranh chấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) cho rằng cụm bãi cạn Luconia thuộc phạm vi của khái niệm quần đảo Nam Sa và nằm hoàn toàn trong đường chín đoạn[7]. Malaysia đòi hỏi cụm Luconia theo quan điểm chúng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này.[8] Tuy nhiên, phía Malaysia không đặt nặng vấn đề này trên phương diện ngoại giao.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ (Greenfield 1979, tr. 151)
  2. ^ (Haller-Trost 1994, tr. 44)
  3. ^ a b c d (Hancox & Prescott 1995, tr. 21)
  4. ^ (National Geospatial-Intelligence Agency 2011, tr. 327-328)
  5. ^ “Spratly Islands in the South China Sea” (bằng tiếng Anh).
  6. ^ “海南諸島礁名稱 [Tên gọi các đảo, đá ở Nam Hải]” (bằng tiếng Trung). 內政部社會司 [Đài Loan]. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2012.
  7. ^ a b Raine 2017, tr. xem
  8. ^ Lu 1995, tr. 55.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Greenfield, Jeanette (1979), China and the Law of the Sea, Air, and Environment [Trung Quốc và luật biển, luật hàng không và luật môi trường], Brill, ISBN 978-9028604292Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Haller-Trost, R. (1994), The Brunei-Malaysia Dispute Over Territorial and Maritime Claims in International Law [Tranh chấp giữa Brunei và Malaysia về lãnh thổ và biên giới biển chiếu theo luật quốc tế], Maritime Briefings, 1, International Boundaries Research Unit, University of Durham, ISBN 978-1897643075Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Hancox, David; Prescott, Victor (1995), A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands [Một mô tả địa lý về quần đảo Trường Sa và bảng kê các cuộc khảo sát thủy văn quần đảo này], Maritime Briefings, 1, International Boundaries Research Unit, University of Durham, ISBN 978-1897643181Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Lu, Ning (1995), Flashpoint Spratlys! [Trường Sa, điểm bùng cháy!], Dolphin Trade Press, ISBN 978-9810066178Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • National Geospatial-Intelligence Agency (2011), Sailing Directions (Enroute) Pub.163 - Borneo, Jawa, Sulawesi, and Nusa Tenggara (ấn bản thứ 12), Springfield, Virginia: National Geospatial-Intelligence Agency
  • Raine, Sarah (2017), Regional Disorder: The South China Sea Disputes, Routledge, ISBN 978-1351224048Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Dáng vẻ bốn tay của anh ấy cộng thêm hai cái miệng điều đó với người giống như dị tật bẩm sinh nhưng với một chú thuật sư như Sukuna lại là điều khiến anh ấy trở thành chú thuật sư mạnh nhất
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Taisho Otome Fairy Tale là một bộ truyện tranh Nhật Bản được viết và minh họa bởi Sana Kirioka
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Pixar Animation Studios vốn nổi tiếng với những bộ phim hơi có phần "so deep"
Chán việc, thì làm gì? gì cũng được, nhưng đừng chán mình!!!
Chán việc, thì làm gì? gì cũng được, nhưng đừng chán mình!!!
Dù mệt, dù cực nhưng đáng và phần nào giúp erdophin được tiết ra từ não bộ để tận hưởng niềm vui sống