Can thiệp của Nga vào nội chiến Syria

A grey world map with Russia and Syria highlighted
Nga (xanh) và Syria (cam)

Sự hỗ trợ của Liên bang Nga cho chính phủ Syria được quốc tế công nhận kể từ khi bắt đầu cuộc Nội chiến Syria năm 2011: về các mặt chính trị, viện trợ quân sự và kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2015 là thông qua sự tham gia quân sự trực tiếp. Sự can thiệp đánh dấu lần đầu tiên, kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Nga bước vào một cuộc xung đột vũ trang bên ngoài biên giới của Liên Xô.[1]

Kể từ tháng 10 năm 2011, Nga, với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, liên tục phủ quyết các nghị quyết dự thảo do phương Tây bảo trợ trong Hội đồng Bảo an, yêu cầu Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức và mở ra đòn trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Syria.[2][3]

Giới lãnh đạo Nga bác bỏ yêu cầu của các cường quốc phương Tây và các đồng minh Ả Rập của họ rằng Bashar al-Assad không nên được phép tham gia vào Tiến trình hòa bình ở Syria[4][5][6] Vào tháng 1 và tháng 2 năm 2012, các sáng kiến hòa bình của Nga đã bị Hội đồng Quốc gia Syria đối lập bác bỏ [7] cùng cường quốc phương Tây.[8]

Vào tháng 9 năm 2015, Hội đồng Liên bang, thượng viện của Nga đã ủy quyền cho tổng thống Nga sử dụng lực lượng vũ trang ở Syria.[9][10] Nga thừa nhận rằng các cuộc không kích và tên lửa của Nga không chỉ nhắm vào ISIL, mà cả các nhóm phiến quân trong Liên minh chinh phạt như Mặt trận al-Nusra, chi nhánh Syria của al-Qaeda, và thậm chí cả FSA.[6][11]

Nga cũng đã cung cấp riêng vũ khí và sự hỗ trợ trên không cho Thổ Nhĩ KỳLực lượng Dân chủ Syria trong các hoạt động chống lại ISIL ở Syria.[12]

Trong suốt quá trình can thiệp, các cuộc không kích của Nga đã bị chỉ trích và làm nổi bật vì bị cáo buộc tiến hành một chiến dịch tập trung vào việc phá hủy các bệnh viện và cơ sở y tế [13] cũng như giết chết hàng ngàn thường dân. Do đó, Nga mất ghế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ.[14]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tsvetkova, Maria; Zverev, Anton (ngày 3 tháng 11 năm 2016). “Ghost soldiers: the Russians secretly dying for the Kremlin in Syria”. Reuters. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2016.
  2. ^ “Russian vetoes are putting UN security council's legitimacy at risk, says US”. The Guardian. ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2016.
  3. ^ “Russia says U.N. Syria draft unacceptable: Itar-Tass”. Reuters. ngày 27 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2012.
  4. ^ Statement by Mr. Vladimir V. Putin, President of the Russian Federation, at the 70th session of the UN General Assembly, ngày 28 tháng 9 năm 2015. (Unofficial translation.) Lưu trữ 2017-05-08 tại Wayback Machine un.org. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ Khomami, Nadia. “UN general assembly: International community has failed Syrians, says Rouhani”. TheGuardian. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ a b “Syrian crisis: Russia air strikes 'strengthen IS'. bbc.com. bbc. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ “Russia says Syria agrees to peace talks with opposition amid mounting pressures”. Al Arabiya. ngày 30 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2013.
  8. ^ Borger, Julian. “West 'ignored Russian offer in 2012 to have Syria's Assad step aside'. The Guardian. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2015.
  9. ^ “Russian parliament unanimously approves use of troops in Syria”. ngày 30 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2015.
  10. ^ Weir, Fred (ngày 14 tháng 10 năm 2015). “Why isn't Russia singling out ISIS in Syria? Because it never said it would”. Christian Science Monitor. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2015.
  11. ^ Hubbard, Ben (ngày 1 tháng 10 năm 2015). “A Look at the Army of Conquest, a Prominent Rebel Alliance in Syria”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2015.
  12. ^ https://www.nytimes.com/2017/01/08/us/politics/russia-turkey-syria-airstrikes-isis.html?_r=0
  13. ^ Russian hand seen behind increased bombing of Syrian hospitals. NBC News, đăng ngày 16 tháng 10 năm 2018.
  14. ^ Russia Loses Seat at the UN Human Rights Council. The Diplomat. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Oxytocin - Hormone của tình yêu, lòng tốt và sự tin tưởng
Oxytocin - Hormone của tình yêu, lòng tốt và sự tin tưởng
Trong bài viết này, mình muốn giới thiệu đến các bạn một hormone đại diện cho thứ cảm xúc
Vì sao vẫn cứ mãi là cẩu độc thân
Vì sao vẫn cứ mãi là cẩu độc thân
Sống hơn 20 năm rồi, quả là càng sống càng hiểu, hãy thử tổng kết lại vài nguyên nhân nào.
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Tất cả những thông tin mà ta đã biết về The Primordial One - Vị Đầu Tiên và The Second Who Came - Vị Thứ 2
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Ibara Mayaka (伊原 摩耶花, Ibara Mayaka ) là một trong những nhân vật chính của Hyouka