Chùa Trà Phương

Chùa Trà Phương hay còn gọi là chùa Bà Đanh, tên chữ Thiên Phúc tự là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời nằm tại làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, ngoại ô thành phố Hải Phòng. Năm 2007, chùa đã được nhà nước công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.[1]

Theo một số di vật đá còn sót lại, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật cho rằng ngôi chùa này được khởi dựng từ thời nhà Lý.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền ngôn địa phương, thuở hàn vi, Mạc Đăng Dung trong một lần bị truy sát đã trốn trong chùa Bà Đanh mà thoát nạn; sau này dựng nghiệp, để nhớ ơn cũ, Mạc Đăng Dung xuống chiếu trùng tu, mở rộng chùa và đổi tên thành Thiên Phúc tự.[1]

Theo văn bia "Tu tạo Bà Đanh tự" (khắc năm 1562) tại chùa, người đứng chủ hưng công lại chùa Bà Đanh là Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, cùng với 25 thân vương, công chúa, quận công[a] và dân làng Trà Phương đóng góp xây dựng lại chùa tại vị trí ngày nay.[1]

Nhà Lê trung hưng, chùa Trà Phương cùng nhiều công trình xây dựng dưới triều đại nhà Mạc trên đất Dương Kinh bị phá hủy nặng nề. Sang thời Nguyễn, chùa Trà Phương được trùng tu lại, do vậy ngôi chùa hiện nay mang đậm phong cách nghệ thuật thời nhà Nguyễn.[1]

Năm 2007, chùa Trà Phương đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.[1]

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Chùa Trà Phương có mặt chính quay về hướng tây nam, với các công trình kiến trúc như tòa thờ Phật, tòa thờ các vị tổ sư, nhà khách, nhà bia, sân vườn và kiến trúc cổng chùa. Tòa điện Phật trước đây có kiến trúc kiểu chữ Đinh (丁) với 5 gian bái đường, ba gian chuôi vồ; nhưng hiện nay chỉ còn lại ba gian bái đường, ba gian chuôi vồ.[1]

Trong chùa cũng lưu giữ nhiều hiện vật mang phong cách nghệ thuật nhà Mạc như tương vua Mạc Đăng Dung, tượng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, đôi sấu đá và các bia ký.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Khiêm Thái Vương, Lị Vương, Thuận Vương, Vinh Quốc thái phu nhân, Tĩnh quốc thái phu nhân, Bảo gia thái trưởng công chúa, Phúc Nghi thái trưởng công chúa, Thọ Phương thái trưởng công chúa, Phúc thành thái trưởng công chúa, Sùng Quốc công, Văn Quốc công, Ninh Quốc công, Triều Quận công, Phú Quận công, Trịnh Quận công, Ngạn Quận công, Khang Quận công, An Quận công, Vị Quận công, Dương Quận công, Tuy Quận công, Thanh Uy hầu.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h “Chùa Trà phương - xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy”. Cổng thông tin điện tử huyện Kiến Thụy. 30 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2011.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Chloe Aubert là một trong những đứa trẻ của Dị giới mà chúng ta gặp từ đầu trong anime nhưng sự thật đằng sau nhân vật của cô ấy là gì
Extraordinary Ones: Game MOBA hoạt hình vui nhộn
Extraordinary Ones: Game MOBA hoạt hình vui nhộn
Extraordinary Ones với phong cách thiết kế riêng biệt mang phong cách anime
[Các tộc bài] Runick: Tiếng sấm truyền từ xứ sở Bắc Âu
[Các tộc bài] Runick: Tiếng sấm truyền từ xứ sở Bắc Âu
Trong sử thi Bắc Âu, có một nhân vật hiền triết cực kì nổi tiếng tên là Mímir (hay Mim) với hiểu biết thâm sâu và là 1 kho tàng kiến thức sống
Paimon không phải là Unknown God
Paimon không phải là Unknown God
Ngụy thiên và ánh trăng dĩ khuất