Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử"[1]. Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự gồm: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Tính đến năm 2020, Việt Nam có hơn 41.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 4.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 9.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.[2][3] Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 10 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (chiếm 56% số di tích quốc gia và 46% tổng số di tích). Trong số di tích quốc gia có 112 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới.
Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
Năm 2010, di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng. Các di tích này không những có giá trị lịch sử và văn hóa mà còn mang lại những giá trị lớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch.
Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Các di tích tiêu biểu loại này như Chùa Bút Tháp, phố cổ Hội An, nhà thờ Phát Diệm, chùa Keo, đình Tây Đằng, Chùa Phật Tích. Năm 2010, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44.2% tổng số di tích được xếp hạng.
Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt.[6]
Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó.
Các tỉnh có số lượng di tích lớn hơn 1500 gồm: Hà Nội: 5175 di tích; Thái Bình: 2539 di tích; Bắc Giang: 2237 di tích; Bắc Ninh 1859 di tích; Ninh Bình: 1879 di tích; Đồng Nai: 1800 di tích; Hà Nam: 1784 di tích; Nam Định: 1655 di tích; Thanh Hóa: 1535 di tích.
Các tỉnh có mật độ di tích lớn nhất đều thuộc vùng châu thổ sông Hồng gồm: Hà Nam 2,07 di tích/km2; Hà Nội: 1,56 di tích/km2; Bắc Ninh: 1,96 di tích/km2; Ninh Bình: 1,36 di tích/km2 và Hưng Yên: 1,31 di tích/km2.
Vấn đề bảo tồn di tích và kinh phí bảo tồn thường gây tranh luận tại Việt Nam. Nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ. Nhiều di tích như Thác Voi, Thác Liên Khương, Công ty cổ phần khai thác chỉ rào thác, kinh doanh bán vé thu tiền vào cổng mà không tu bổ và đến cuối năm 2007 thì rao sang nhượng dự án, kiếm lời thêm 3 tỷ đồng [89].
Thành nhà Hồ bị Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa tôn tạo "không đúng cách" và vá víu. Chùa Phật Tích tại Bắc Ninh, di tích lịch sử thời nhà Lý, bị phá bỏ tan hoang "để xây dựng mới".[90]
Theo ý kiến của các chuyên gia Đức thuộc tổ chức Dự án bảo tồn, trùng tu và đào tạo Đức (GCREP): "Ở Việt Nam, với những di tích bị hư hại nhiều, người ta thường bỏ đi và xây lại mới. Còn theo kinh nghiệm của chúng tôi, không phải cái gì cũng cần tu tạo lại 100%, có những thứ không tu tạo được thì giữ nguyên" [91]
Vì những yếu kém trong những mặt khác so với các nước trong khu vực, nên ngành du lịch Việt Nam thường chỉ chú trọng khai thác quá đáng các thắng cảnhthiên nhiên như một điểm mạnh,[cần dẫn nguồn] nhưng việc "xã hội hóa" các danh thắng (cho phép các công ty đầu tư khai thác và bán vé vào cửa) dẫn đến việc hầu hết các nơi danh thắng đều thu tiền vào tham quan và các công ty này lại không quan tâm bảo trì đúng mức,[cần dẫn nguồn] do đó cảnh quan đang bị xuống cấp hay phá hủy, điển hình là trường hợp các di tích quốc gia như Thác Voi,[92]Thác Liên Khương.[93]