Chương trình Erasmus (European Community Action Scheme for the Mobility of University Students[1]) Là một chương trình trao đổi sinh viên của Liên minh Âu Châu được thành lập vào năm 1987. Trước đó Ủy ban châu Âu cũng đã hỗ trợ một chương trình thí nghiệm trao đổi sinh viên trong 6 năm trời.
Chương trình này được đặt theo tên nhà triết gia người Hà Lan Desiderius Erasmus của Rotterdam, được biết tới như là một đối thủ của chủ nghĩa Giáo điều, ông đã từng sống và làm việc ở nhiều nơi tại Âu Châu để mở mang kiến thức và trí tuệ.[1]
Chương trình này dựa trên những chương trình trao đổi sinh viên trong các năm 1981–1986, và mặc dầu nó được hình thành chỉ một thời gian ngắn trước khi bắt đầu khóa học đại học 1987-1988, 3,244 sinh viến đã có thể tham dự trong năm đầu tiên. Vào năm 2006, trên 150,000 sinh viên, khoảng gần 1% số sinh viên của Âu Châu, đã tham dự. Số giảng viên tại đại học thì cao hơn, chiếm khoảng 1.9% số giảng viên, hay 20,877 người.[cần dẫn nguồn]
Sau hơn 20 năm, trên 2 triệu sinh viên[2] đã hưởng lợi từ học bổng Erasmus, và Ủy ban Âu Châu dự định đạt tới con số 3 triệu vào năm 2012.[cần dẫn nguồn]
Thống kê mới nhất của Erasmus công bố bởi Ủy ban Âu Châu cho biết, gần 270.000 sinh viên - 1 kỷ lục mới - hưởng lợi từ học bổng của EU để du học hay huấn luyện ở nước ngoài trong năm 2012-2013. Trong khi đa số chọn đi học tại một đại học nước ngoài, một trong 5 sinh viên (55.000) chọn một việc làm do Erasmus sắp đặt tại các công ty. 3 quốc gia được ưa chuộng nhất là Tây Ban Nha, Đức và Pháp. Các quốc gia mà gởi sinh viên đi học nước ngoài nhiều nhất so với tỷ lệ số sinh viên là Luxembourg, Liechtenstein, Finland, Latvia và Tây Ban Nha.[3]
Chương trình học suốt đời 2007–2013 đã thay thế chương trình Socrates là chương trình mẹ bao trùm chương trình Erasmus và các chương trình khác hoạt động từ năm 2007.
Erasmus Mundus là một chương trình khác song song mà mục đích là hợp tác hỗ trợ sinh viên toàn cầu tiếp cận nền giáo dục của Âu Châu. Trong khi chương trình Erasmus dành cho người Âu Châu, Erasmus Mundus tổng quát dành cho những người không phải là dân Âu Châu.
European Commission (Ủy ban châu Âu) là cơ quan chịu trách nhiệm cho việc vận hành chương trình này. Ủy ban này chuyên quản lí tài chính và lập kế hoạch, đưa chỉ tiêu cũng như những tiêu chuẩn cho người nhận học bổng.
Tất cả ứng viên đến từ Việt Nam có thể nộp hồ sơ xin học bổng tới tất cả Chương trình Thạc sĩ kép Erasmus Mundus (EMJMDs) và Chương trình Tiến sĩ kép Erasmus Mundus (EMJDs)[4]. Hầu hết các khóa học yêu cầu ứng viên phải nộp hồ sơ vào khoảng giữa tháng 10 đến tháng 1 của năm trước đó.
Erasmus+ 2014-2020, còn được gọi là Erasmus Plus, là một chương trình mới với tổng chi phí là 14,7 tỉ euro dành cho giáo dục, huấn luyện, thanh thiếu niên và thể thao.[5] Erasmus+ bao gồm các chương trình hiện thời như Chương trình học suốt đời (Erasmus, Leonardo da Vinci, Comenius, Grundtvig), Youth in Action và 5 chương trình hoạt động chung quốc tế (Erasmus Mundus, Tempus, Alfa, Edulink và chương trình hoạt động chung với các quốc gia phát triển). Điều lệ của Erasmus+[6] được ký vào ngày 11 tháng 12 năm 2013.[7]
|access-date=
(trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website=
(trợ giúp)