Chưtankra

Chưtankra
Đạo diễn
Tác giảNguyễn Đức Thục
Sản xuất
Quay phimVũ Công Trương
Bùi Văn Trường
Dựng phimNguyễn Mạnh Tùng
Hãng sản xuất
Điện ảnh Quân đội Việt Nam
Công chiếu
8 tháng 7 năm 2019 (2019-07-08)
Thời lượng
30 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Chưtankra hay Chư Tan Kra là một bộ phim tài liệu Việt Nam về đề tài hậu chiến được thực hiện bởi Điện ảnh Quân đội nhân dân và do Thiếu tá Vũ Minh Phương làm đạo diễn và Đại tá, Nghệ sĩ ưu tú Phạm Tiến Cường làm Giám đốc sản xuất. Bộ phim được phát sóng trên kênh VTV1QPVN nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày thương binh liệt sĩ.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim kể về hành trình đi tìm kiếm hài cốt đồng đội đã hy sinh tại dãy núi Chưtankra thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum trong những năm Chiến tranh Việt Nam của các Cựu chiến binh Trung đoàn 209, hay còn gọi là Trung đoàn "lính mũ sắt Hà Nội".[1]

Năm 1968, một trận chiến ác liệt giữa Quân đội nhân dân Việt NamQuân đội Hoa Kỳ đã diễn ra. Hơn 200 quân nhân của quân đội Việt Nam đã hy sinh quanh các cao điểm ở cánh rừng bên dãy núi Chưtankra. Trong nhiều năm liền, các gia đình thân nhân liệt sĩ luôn cố gắng tìm kiếm di hài cũng như mộ phần của người thân nhưng vô vọng. Đồng cảm với nỗi niềm ấy, những cựu chiến binh đã ngoài 70 của Trung đoàn 209 đã họp mặt và quyết định quay lại chiến trường xưa để tìm kiếm hài cốt đồng đội. Công việc tìm kiếm ấy miệt mài diễn ra trong suốt 10 năm liền.[2]

Bộ phim được ghi hình vào chuyến thứ 30 trong hành trình 10 năm của các cựu chiến binh mũ sắt. Bên cạnh hành trình gian nan, bộ phim còn ca ngợi sự anh dũng chiến đấu và tinh thần sẵn sàng hi sinh của những người lính mũ sắt Hà Nội, cũng như tình nghĩa giữa người còn sống với những đồng đội cũ đã hy sinh của mình.[3]

Bộ phim không chỉ là hành trình của các cựu chiến binh mũ sắt Hồ Đại Đồng, Nguyễn Văn Vĩnh, Dương Viết Lục, Nguyễn Minh Ngọc, của thân nhân các gia đình liệt sĩ... cùng với sự hỗ trợ của các cựu chiến binh Hoa Kỳ như Deryle Perryman, Steve Edmunds, Ronald Reddy,[4] mà còn là những câu chuyện về những ngôi mộ tập thể trên dãy Trường Sơn.

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn phim Chưtankra chỉ có 6 người, bao gồm đạo diễn, biên kịch, 2 quay phim, phụ quay và thu thanh.[5] Ngoại trừ bản thân đạo diễn, Thiếu tá Vũ Minh Phương đã từng 2 lần đi cùng các cựu chiến binh, còn lại các thành viên khác trong đoàn phim đều là lần đầu tiên ăn, ở và sinh hoạt trong rừng. Giữa mùa mưa lũ, đoàn làm phim đã ghi lại hình ảnh các cựu chiến binh đi bộ hàng chục km, vượt suối, cất bốc và quy tập hơn 34 bộ hài cốt liệt sĩ để an táng đúng vào ngày thương binh liệt sĩ.[6]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Chưtankra là một trong số ít phim tài liệu về đề tài thương binh liệt sĩ do các đạo diễn trẻ thực hiện trong những năm gần đây, và cũng trở thành nguồn cảm hứng cho nhà thơ Lữ Mai viết ra trường ca "Chưtankra mây trắng".[7]

Giải thưởng và Đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Hạng mục Kết quả Nguồn
2020 Giải Cánh diều 2019 Phim tài liệu Cánh diều vàng [8][9][10]
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 Bông sen bạc [11][12][13]
Giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí của Bộ Quốc phòng Giải A [14][15]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Khánh Huyền (12 tháng 5 năm 2020). “Điện ảnh Quân đội nhân dân đoạt 2 giải Cánh diều 2019”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Khánh Huyền (25 tháng 7 năm 2019). “Góc nhìn mới về thời hậu chiến qua những thước phim của Điện ảnh Quân đội nhân dân”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Khánh Huyền (7 tháng 8 năm 2020). “Hành trình chép sử bằng hình của các nghệ sĩ, chiến sĩ Điện ảnh Quân đội nhân dân”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ Quốc Anh (19 tháng 6 năm 2019). “Nhật ký Chưtankra”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ Thu Hòa (2 tháng 8 năm 2019). “Nghĩa tình Chưtankra”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ Mai Lữ (12 tháng 6 năm 2020). “Dấu ấn từ phim tài liệu Chưtankra”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ Anh Thư (27 tháng 7 năm 2021). “Đề tài thương binh liệt sỹ - dòng chảy tiếp nối trong sáng tạo của các nghệ sỹ trẻ”. Ban Đối ngoại, Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ P.V (12 tháng 5 năm 2020). “Giải thưởng Cánh diều 2019: VTV thắng lớn”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ Hoàng Minh (23 tháng 5 năm 2020). “Giải thưởng Cánh diều 2019: VFC bội thu”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ P. Mai (12 tháng 5 năm 2020). 'Về nhà đi con' và 'Hạnh phúc của mẹ' giành giải Cánh diều vàng”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ Mi Ly (27 tháng 11 năm 2019). 'Song Lang' đoạt Bông sen vàng, Trấn Thành đoạt giải Diễn viên chính xuất sắc”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ Thụy Phương (3 tháng 4 năm 2020). “Phim tài liệu cần sự đổi mới”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  13. ^ Việt Văn (3 tháng 3 năm 2020). “Điện ảnh quân đội chuyển mình mạnh mẽ”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  14. ^ Khánh Huyền (18 tháng 2 năm 2020). “Điện ảnh Quân đội nhân dân có 13 tác phẩm đoạt giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí của Bộ Quốc phòng”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  15. ^ Thụy Phương (3 tháng 9 năm 2021). “Thế hệ mới mang cảm hứng lịch sử”. Báo Thời nay - Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan