Đài Tiếng nói Việt Nam

Đài Tiếng nói Việt Nam
Kiểu
Nhãn hiệuVOV
Quốc giaViệt Nam
Ngày phát sóng đầu tiên
Phát thanh: 7 tháng 9 năm 1945; 76 năm trước
Truyền hình: 7 tháng 9 năm 1970; 51 năm trước
Báo giấy: 1 tháng 1 năm 1999; 23 năm trước
Báo điện tử: 1 tháng 1 năm 2000; 22 năm trước
Có mặt tạiToàn Thế Giới
Thành lập7 tháng 9 năm 1945; 76 năm trước[1]
bởi Chính phủ Việt Nam
Khẩu hiệuNgười bạn tâm tình của gia đình Việt
Trụ sởTrung tâm Phát thanh Quốc gia, số 58 phố Quán Sứ, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Nhân vật chủ chốt
Tổng giám đốc:
Đỗ Tiến Sỹ

Các Phó Tổng giám đốc:
Trần Minh Hùng
Vũ Hải Quang
Phạm Mạnh Hùng
Ngô Minh Hiển[2]
Trang mạng
vov.gov.vn

Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN), cũng được gọi là VOV (viết tắt từ tên tiếng Anh: Voice of Vietnam, nguyên văn 'Tiếng nói Việt Nam'),[3][4][5]đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt Nam, có nhiệm vụ "tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, Quốc hội, nhằm góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân".[6]

Hiện tại, VOV chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông[7] với bốn loại hình truyền thông chính là phát thanh, truyền hình, báo in giấybáo điện tử trực tuyến.[8][9]

Quá trình thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Bối cảnh lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, phe phát xít bị diệt vong. Mâu thuẫn giữa NhậtPháp ở Đông Dương ngày càng căng thẳng, chờ thời cơ bùng nổ. Trong bầu không khí ấy, ở Việt Nam báo chí chưa đủ mạnh để nói rõ cho nhân dân thế giới biết thực trạng ở Việt Nam. Cả Đông Dương lúc đó chỉ có một số hãng Radio tư nhân nhỏ lẻ như Sindex Hải Phòng, Jai den xeniro, Siranoyoru ở Sài Gòn dùng để quảng cáo, thương mại nhưng hoàn toàn chưa có Đài Phát thanh Quốc gia.[10]

Ngày 7 tháng 9 năm 1945, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi chương trình đầu tiên đánh dấu sự ra đời của Đài Phát thanh Quốc gia.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Võ Nguyên Giáp – Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Trần Huy Liệu – Bộ trưởng Bộ thông tin truyền thông phục vụ cách mạng, đặc biệt gấp rút thành lập một Đài Phát thanh Quốc gia. Ông Xuân Thủy, Ủy viên Ủy ban Cách mạng lâm thời Bắc Bộ được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện.[10]

Những cột mốc quan trọng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 11:30 trưa ngày 7 tháng 9 năm 1945: Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức ra đời. Nội dung buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng Việt bắt đầu bằng câu: "Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" trên nền nhạc bài "Diệt phát xít" của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.
  • 1 tháng 6 năm 1946: Đài Tiếng nói Nam Bộ ra đời.
  • 23 tháng 10 năm 1946: Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã nói chuyện trực tiếp với người dân cả nước về Tạm ước ngày 14 tháng 9 năm 1946 qua làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam.
  • 22 tháng 1 năm 1947: Đài phát thư Chúc Tết của Hồ Chí Minh bằng tiếng Việttiếng nước ngoài (có lời dịch).
  • Tháng 4 năm 1949: Tổ chức bộ phận biên soạn tin trong nước cho các báo và các đài.
  • 20 tháng 10 năm 1954: Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng chính thức từ Hà Nội.
  • 7 tháng 9 năm 1955: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất.
  • 1960: Thành lập Ban biên tập miền Nam.
  • 1962: Chính phủ quyết định chuyển các máy phát sóng phát thanh cho Tổng cục Bưu điện để thống nhất quản lý kỹ thuật vô tuyến viễn thông vào một mối và theo cơ chế hạch toán. Đài Tiếng nói Việt Nam tập trung vào khâu biên tập đến ghi âm và truyền tín hiệu đến đầu đường cáp dẫn đến máy phát. Cũng trong năm này, Đài Tiếng nói Việt Nam được nâng cấp thành một cơ quan trực thuộc Hội đồng chính phủ, tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam phân thành các ban biên tập tương đương cấp vụ, cục.
  • 19 tháng 8 năm 1968: Chương trình phát thanh dành cho cộng đồng Việt kiều được bắt đầu phát sóng vào khoảng 00:00 (Giờ Việt Nam).
  • 19 tháng 8 năm 1973: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất. Cục Kỹ thuật phát thanh được tặng Huân chương chiến công hạng Nhất.
  • 30 tháng 4 năm 1975: Quân Giải phóng tiếp quản Đài Vô tuyến Sài GònĐài Truyền hình Sài Gòn. Đến buổi trưa, Đài phát tin Chiến dịch Hồ Chí Minh thành công. Chiều cùng ngày, Ban Truyền hình tách ra một bộ phận để tiến hành công việc chuẩn bị cơ sở truyền hình ở Giảng Võ.
  • 16 tháng 6 năm 1976: Đài Truyền hình Trung ương chính thức phát sóng hàng ngày. Ban Lãnh đạo đổi tên là Ban Giám đốc. Đài Tiếng nói Việt Nam đổi tên là Đài Phát thanh - Truyền hình.
  • 2 tháng 7 năm 1976: Cùng với việc đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, lời xướng của Đài cũng được đổi thành: "Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" cho đến nay.
  • 7 tháng 9 năm 1977: Chính phủ ban hành Nghị định thành lập Ủy ban Phát thanh và Truyền hình trong đó có Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam.
  • 1984: Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam được tách ra khỏi cơ cấu của Ủy ban Phát thanh và Truyền hình, trực thuộc Ban Bí thư Trung ương Đảng.
  • 30 tháng 4 năm 1987: Ủy ban Phát thanh và Truyền hình chính thức giải thể, Đài Tiếng nói Việt Nam cùng với Đài Truyền hình Việt NamThông tấn xã Việt Nam trở thành 3 cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ. Sau đó, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 71-HĐBT, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.
  • 1990: Phát sóng kênh âm nhạc VOV3 trên tần số 100 MHz, bắt đầu phát song song hai kênh VOV1 và VOV3.
  • 1991: Bắt đầu phát sóng kênh VOV2.
  • 1995: Chuyển tần số của VOV3 từ 100 MHz sang 102.7 MHz tại Hà Nội.
  • 7 tháng 9 năm 1995: Bắt đầu phát sóng kênh VOV5 (FM 91 MHz tại Hà Nội và FM 91 MHz tại TP.HCM) và VOV6.
  • 1997: Bắt đầu phát sóng chuẩn FM Stereo trên kênh VOV3.
  • 2 tháng 11 năm 1998: Báo "Tiếng nói Việt Nam", tờ báo viết của Đài Tiếng nói Việt Nam ra số đầu tiên.
  • 3 tháng 2 năm 1999: Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức phát thanh trực tuyến trên mạng Internet.
  • 1999–2003: Khai trương các Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Thái Lan (1999), Pháp (2000), Nga (2001), Trung Quốc (2001), Ai Cập (2002), Nhật Bản (2003).
  • 1 tháng 10 năm 2004: Bắt đầu phát sóng kênh VOV4 phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • 20 tháng 9 năm 2006: Phát sóng Xone FM trên VOV3.
  • Tháng 8 năm 2008: Kênh VOV6 ngừng phát sóng.
  • 7 tháng 9 năm 2008: Hệ Phát thanh có hình (VOV TV) chính thức phát sóng.
  • 11:00 ngày 18 tháng 5 năm 2009: Phát sóng thử nghiệm kênh phát thanh VOV Giao thông Hà Nội trên tần số FM 91 MHz. Kênh phát sóng chính thức vào ngày 21 tháng 6 cùng năm và cũng thời điểm này, kênh VOV5 chuyển tần số từ 91 MHz lên 105,5 MHz.
  • 15 tháng 12 năm 2009: Kênh VOV Giao thông TP.HCM phát thử nghiệm trên sóng FM tần số 91 MHz. Đến ngày 2 tháng 1 năm 2010, kênh lên sóng chính thức và cũng thời điểm này, kênh VOV5 chuyển tần số từ 91 MHz lên 105,7 MHz.
  • 7 giờ ngày 21 tháng 12 năm 2010: VOV3 chính thức lên sóng tần số 102,7 MHz tại TP.HCM
  • 24 tháng 5 năm 2012: Hệ Phát thanh có hình (VOV TV) lấy tên gọi mới là Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam.
  • 2 tháng 6 năm 2015: Chính thức tiếp nhận Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC từ Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Tháng 6 năm 2015: Kênh phát thanh FM Cảm xúc lên sóng trên tần số FM 89 MHz.
  • 1 tháng 10 năm 2015: Lên sóng thử nghiệm kênh phát thanh tiếng Anh (VOV Tiếng Anh 24/7) trên sóng FM, tần số 104 MHz tại Hà Nội. Kênh phát sóng chính thức từ ngày 6 tháng 11 cùng năm.
  • 27 tháng 2 năm 2017: Phát sóng kênh phát thanh chuyên biệt về Sức khỏe - Môi trường - An toàn thực phẩm (VOV FM 89) trên tần số FM 89 MHz, thay thế cho kênh FM Cảm xúc.
  • 25 tháng 6 năm 2017: Lên sóng kênh Mekong FM trên tần số 90 MHz.
  • 15 tháng 7 năm 2018: Tái phát sóng Xone FM trên kênh VOV FM 89.
  • 5 tháng 12 năm 2018: Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam được chuyển đổi thành kênh truyền hình chuyên biệt về Văn hóa - Du lịch (VOV Vietnam Journey), đồng thời chịu sự đồng quản lý bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  • 4 tháng 9 năm 2020: Chính thức thay đổi hệ thống nhận diện nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam, đồng thời ra mắt trang web vovlive.vn.

Nhạc hiệu và lời xướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu các chương trình thời sự và đầu buổi phát sóng mỗi ngày trên các kênh phát thanh của Đài đều có phát một đoạn nhạc không lời gọi là "nhạc hiệu" của Đài cùng một câu giới thiệu tên gọi và vị trí của Đài được gọi là "lời xướng" do các phát thanh viên gồm một nam và một nữ lần lượt đọc. Nhạc hiệu của Đài là bài Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi, được dùng từ khi thành lập Đài cho đến nay.[11]

Lời xướng của Đài dùng từ buổi phát thanh đầu tiên (7 tháng 9 năm 1945) đến ngày 1 tháng 7 năm 1976 (do Nguyễn Văn Nhất và Dương Thị Ngân thể hiện):[10]

Lời xướng dùng từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay (do Hà PhươngHoàng Yến thể hiện):[10]

Các loại hình truyền thông đa phương tiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát thanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Buổi phát sóng truyền hình đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam diễn ra vào tối 7 tháng 9 năm 1970. Năm 1971, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập Ban biên tập Vô tuyến truyền hình (tiền thân của Đài Truyền hình Việt Nam). Ngày 19 tháng 5 năm 1980, Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương, đến năm 1987 thì đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam. Ngày 7 tháng 9 hàng năm được chọn là ngày thành lập Đài Truyền hình Việt Nam[25]

Đài Tiếng nói Việt Nam hiện có:

Từ ngày 2 tháng 11 năm 1998 (thời điểm báo Tiếng nói Việt Nam phát số in đầu tiên) cho đến nay, có hai loại báo chí chính thức là báo điện tử trực tuyếnbáo in giấy:

  • Báo điện tử VOV: Một trong những cơ quan nhà đài trực tuyến của VOV hoạt động từ ngày 3 tháng 9 năm 1999.
  • Báo điện tử VTC, hay còn gọi là VTC News, hoạt động từ ngày 7 tháng 7 năm 2008. Kể từ khi VTC sáp nhập vào VOV năm 2015, báo điện tử này cũng như cả hệ thống cơ quan của VTC trở thành một bộ phận của VOV.
  • Báo Tiếng nói Việt Nam (báo viết): một trong những báo in của VOV, ra số đầu tiên vào ngày 2 tháng 11 năm 1998.

Chương trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ cấu tổ chức[36]

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban lãnh đạo hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Trần Minh Hùng;
  2. Ngô Minh Hiển;
  3. Phạm Mạnh Hùng;
  4. Vũ Hải Quang.

Tổng Giám đốc qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Trần Lâm – Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (1945–1988), Chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh – Truyền hình (1977–1987);
  2. Phan Quang – Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (1988–1996);
  3. Trần Mai Hạnh – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (1996–2002);
  4. Vũ Văn Hiền – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (2002–2011);
  5. Nguyễn Đăng Tiến – Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (2011–2016);
  6. Nguyễn Thế Kỷ – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (2016–2021).
  7. Đỗ Tiến Sỹ – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (2021–nay).

Các phòng, ban trực thuộc[38]

[sửa | sửa mã nguồn]

Khối Biên tập

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ban Thời sự (VOV1) - Trưởng ban: Nguyễn Vũ Duy
  • Ban Văn hóa - Xã hội (VOV2) - Trưởng ban: Vũ Thị Tuyết Mai
  • Ban Âm nhạc (VOV3) - Trưởng ban: Nguyễn Văn Chương
  • Ban Dân tộc (VOV4) - Trưởng ban: Tạ Đức Toàn
  • Ban Đối ngoại (VOV5) - Trưởng ban: Phó Cẩm Hoa
  • Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) - Trưởng ban: Trần Nhật Minh
  • Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) - Giám đốc: Phạm Hoài Nam
  • Kênh VOV Giao thông (VOV Giao thông) - Giám đốc: Trang Công Tiến
  • Báo Tiếng nói Việt Nam - Tổng Biên tập: Đặng Quang Thương
  • Báo điện tử VOV - Tổng Biên tập: Ngô Thiệu Phong
  • Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC - Giám đốc: Trần Đức Thành
  • Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam (trước kia là Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam) - Giám đốc: Hoàng Ngọc Sơn

Khối Kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung tâm Kỹ thuật Phát thanh Truyền hình - Giám đốc: Lê Đình Lam
  • Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ chương trình - Giám đốc: Dương Thị Minh Hằng
  • Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng công nghệ truyền thông (R&D) - Giám đốc: Dương Hồng Hải

Khối Quản lý

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Văn phòng - Chánh Văn phòng: Nguyễn Văn Chí
  • Ban Tổ chức Cán bộ - Trưởng ban: Lê Văn Phúc
  • Ban Thư ký Biên tập - Trưởng ban: Đồng Mạnh Hùng
  • Ban Kế hoạch - Tài chính - Trưởng ban: Nguyễn Hoàng Giang
  • Ban Hợp tác Quốc tế - Trưởng ban: Nguyễn Thúy Hoa
  • Văn phòng Đảng ủy, Đoàn thể - Chánh Văn phòng: Bùi Hữu Hanh
  • Ban Quản lý dự án

Khối Doanh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổng Công ty Phát triển Phát thanh Truyền hình Thông tin EMICO - Chủ tịch HĐQT: Ngô Xuân Thi
  • Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền thông (VOVAMS) - Giám đốc: Nguyễn Kha Thoa

Khối Đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trường cao đẳng phát thanh truyền hình 1 (tại Phủ Lý, Hà Nam) - Phó Hiệu trưởng phụ trách: Nguyễn Văn Sơn
  • Trường cao đẳng phát thanh truyền hình 2 (tại Thành phố Hồ Chí Minh) - Hiệu trưởng: Nguyễn Hồng Hải
  • Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Truyền thông (VOV/VTC) (tại Hà Nội)

Khối Cơ quan thường trú

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan thường trú trong nước:

Cơ quan thường trú nước ngoài:

  • Cơ quan thường trú tại Bangkok, Thái Lan - Trưởng đại diện: Lê Quang Trung
  • Cơ quan thường trú tại Paris, Pháp - Trưởng đại diện: Bùi Nguyễn Quang Dũng
  • Cơ quan thường trú tại Moscow, Nga - Trưởng đại diện: Nhữ Anh Tú
  • Cơ quan thường trú tại Bắc Kinh, Trung Quốc - Trưởng đại diện: Ngô Thị Bích Thuận
  • Cơ quan thường trú tại Cairo, Ai Cập - Trưởng đại diện: Phan Ngọc Thạch
  • Cơ quan thường trú tại Tokyo, Nhật Bản - Trưởng đại diện: Bùi Mạnh Hùng
  • Cơ quan thường trú tại Washington D.C, Mỹ - Trưởng đại diện: Nguyễn Phạm Huân
  • Cơ quan thường trú tại Campuchia - Trưởng đại diện: Nguyễn Văn Đỗ
  • Cơ quan thường trú tại Lào - Trưởng đại diện: Trần Minh Tuấn
  • Cơ quan thường trú tại Cộng hòa Séc - Trưởng đại diện: Vũ Hải Đăng
  • Cơ quan thường trú tại Australia - Trưởng đại diện: Đỗ Việt Nga
  • Cơ quan thường trú tại Jakarta, Indonesia - Trưởng đại diện: Trần Hương Trà
  • Cơ quan thường trú tại Ấn Độ - Trưởng đại diện: Phan Thanh Tùng

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Đưa tin sai

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng 19 tháng 1 năm 2021, trên fanpage truyền hình VOV đã đăng thông tin nhạc sĩ Trần Tiến qua đời sau thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư vòm họng. Thông tin này khiến gia đình ông, kể cả bản thân Trần Tiến ngỡ ngàng và bức xúc trước thông tin thất thiệt được lan truyền: "Từ sáng giờ tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại từ mọi người. Tôi cũng bất ngờ, tôi chưa chết mà sao lại rủa cho tôi chết?[39][40] Sau khi sự việc xảy ra, trang Fanpage chính thức của đài đã gửi lời xin lỗi chính thức tới nhạc sĩ.[39]

Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam bị tấn công mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng ngày 12 tháng 6 năm 2021, khi Báo Điện tử VOV đã công khai đăng hai bài báo với tựa đề "Không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng"[41] và “Phương Hằng với các livestream lệch chuẩn: Đã đến lúc cần xử lý nghiêm[42], nhiều người đã phản ứng dữ dội với lý do "thông tin trong bài phiến diện một chiều, không đứng ra tấn công các nghệ sĩ sai phạm, lừa đảo người dân mà đứng ra công kích người vạch trần những hành vi sai phạm như vậy".[43] Nghi ngờ có tính chất lợi ích nhóm ở đây, đến trưa cùng ngày, toàn bộ các nền tảng xã hội của báo trên Google, Facebook bị "khủng bố" bằng các bình luận đe dọa, công kích, kêu gọi tẩy chay... Sau đó, các fanpage khác của VOV1, VOV2, Kênh truyền hình VOV… cũng liên tiếp nhận hàng trăm bình luận tương tự. Các phóng viên thực hiện loạt bài này cũng bị hàng loạt tài khoản nặc danh gửi tin nhắn công kích, đe dọa. Không dừng lại ở đó, một số người còn dò tìm số điện thoại, mạng xã hội của vợ hoặc chồng phóng viên VOV để công kích dưới dạng tin nhắn.[44]

Đến sáng 13 tháng 6, báo điện tử VOV bị tấn công mạng khiến cho việc truy cập vào địa chỉ vov.vn rất khó khăn, chập chờn. Đến 13 giờ cùng ngày, Báo Điện tử VOV đã bị tấn công mạng khiến bạn đọc không thể truy cập trong nhiều giờ sau đó.[45]

Ngay sau đó, VOV đã khẩn cấp liên hệ với các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp giải quyết, xử lý những sai phạm của các đối tượng quá khích khi cố tình tấn công các nền tảng kỹ thuật của một cơ quan truyền thông quốc gia.[44]

Trải qua hơn 70 năm kể từ lúc hình thành, Đài Tiếng nói Việt Nam đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng những huân chương và danh hiệu cao quý:[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Những mốc lịch sử chính của Đài tiếng nói Việt Nam”. Đài tiếng nói Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2008.
  2. ^ Quyết định thành lập Hội đồng PBGDPL Trung ương, Cổng thông tin Bộ Tư pháp Việt Nam
  3. ^ “Liên hoan quốc tế các đài phát thanh tiếng Nga”. Vietnam+. 2 tháng 11 năm 2009.
  4. ^ Hoài Việt (3 tháng 1 năm 2012). “Tiếng nói Việt Nam”. VOV World.
  5. ^ “Chương trình nghệ thuật tri ân Thanh niên xung phong”. VOV.VN. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ “Chức năng nhiệm vụ”. Cổng thông tin điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. ngày 8 tháng 11 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ “Chức năng nhiệm vụ”. vov.gov.vn. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  8. ^ “Đài TNVN hội đủ 4 loại hình báo chí”. VOV.VN. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  9. ^ “65 năm - chặng đường vẻ vang”. VOV.VN. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  10. ^ a b c d “Mốc lịch sử”. vov.gov.vn. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  11. ^ T.H, Bài hát “Diệt phát xít” vang mãi cùng thời gian, Đắk Nông, truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2015.
  12. ^ “Ban Văn Hóa - Xã Hội | VOV2.VN”. vov2.vov.vn. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  13. ^ “BAN ÂM NHẠC - VOV3 | VOV3.VOV.VN”. vov3.vov.vn. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  14. ^ Thu Hòa.1-10: hệ phát thanh dân tộc (VOV4) chính thức hoạt động. Ngày 29 tháng 9 năm 2004 [Ngày 14 tháng 9 năm 2013].
  15. ^ Ban Dân tộc VOV4
  16. ^ Ban Đối ngoại VOV5
  17. ^ “Trang chủ - VOV Giao thông”. https://vovgiaothong.vn. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  18. ^ BL, Thành lập Kênh phát thanh Giao thông (VOV Giao thông) tần số 91Mhz của Đài Tiếng nói Việt Nam Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine, Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  19. ^ Nguyễn Thịnh, Cánh sóng không ngừng vươn xa Lưu trữ 2015-09-15 tại Wayback Machine, Đài Tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  20. ^ “Website Thủ tướng Chính phủ | Thủ tướng phát lệnh phát sóng kênh VOV giao thông - Thu tuong phat lenh phat song kenh VOV giao thong”. nguyentandung.chinhphu.vn. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  21. ^ VOV Giao thông TP HCM chính thức phát sóng thử nghiệm, Đài Tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  22. ^ VOV chính thức phát sóng Kênh Phát thanh tiếng Anh 24/7, Đài Tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2016.
  23. ^ Bích Lan, VOV chính thức ra mắt Kênh tiếng Anh 24/7, Đài Tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2016.
  24. ^ Bình Minh, VOV công bố phát sóng Kênh tiếng Anh liên tục đầu tiên tại Việt Nam, Infonet, truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2016.
  25. ^ Nguyễn Kim Trạch, VTV - Giấc mơ lãng mạn đã thành hiện thực, Báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam, truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2015.
  26. ^ VOVTV. “Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam - VOVTV”. truyenhinhvov.vn. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  27. ^ Thanh Hà, Ngọc Thành. Đài TNVN phát sóng Hệ phát thanh có hình. Lưu trữ 2014-04-23 tại Wayback Machine. [Ngày 14 tháng 9 năm 2013].
  28. ^ “VOVTV – không ngừng đổi mới”. VOV.VN. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  29. ^ Giới thiệu Kênh Truyền hình VOV Lưu trữ 2013-09-16 tại Wayback Machine, Kênh Truyền hình VOV, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  30. ^ baochinhphu.vn (12 tháng 3 năm 2012). “Chuyển Hệ phát thanh có hình thành Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam”. Báo điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  31. ^ Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam được cấp phép hoạt động chính thức, VOV5, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  32. ^ B.T.Ngọc, Thủ tướng: Bàn giao nguyên trạng VTC về VOV, Người lao động, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  33. ^ Thủ tướng ký quyết định chuyển đài VTC về VOV, VietNamNet, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  34. ^ Bàn giao Truyền hình kỹ thuật số VTC về Đài tiếng nói Việt Nam , VietnamPlus, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  35. ^ Anh Tuấn, Bàn giao VTC về Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  36. ^ doc.vinaseco.vn. “Nghị định 92/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam”. VinasDoc. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2022.
  37. ^ “Ông Đỗ Tiến Sỹ được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam”. VOV.vn. 10 tháng 6 năm 2021.
  38. ^ “Cơ cấu tổ chức”. vov.gov.vn. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  39. ^ a b “Fanpage truyền hình VOV đăng tải thông tin xin lỗi nhạc sĩ Trần Tiến và gia đình”.
  40. ^ “Nhạc sĩ Trần Tiến: 'Tôi chưa chết mà sao lại rủa cho tôi chết?'.
  41. ^ Hải Quân (12 tháng 6 năm 2021). “Không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng”. VOV.vn.
  42. ^ Trọng Phú, Kim Anh (12 tháng 6 năm 2021). “Bà Phương Hằng với các livestream lệch chuẩn: Đã đến lúc cần xử lý nghiêm”. VOV.vn.
  43. ^ “Trang web của VOV bị tấn công sau khi đăng hai bài viết chỉ trích bà Nguyễn Phương Hằng”. RFA Tiếng Việt. 14 tháng 6 năm 2021.
  44. ^ a b News, VietNamNet. “Đề nghị xử lý nghiêm các đối tượng tấn công mạng Báo điện tử VOV”. VietNamNet. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  45. ^ News, V. T. C. (14 tháng 6 năm 2021). “Đề nghị xử lý nghiêm các đối tượng tấn công mạng Báo điện tử VOV”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Baemin với tên khai sinh đầy đủ là Baedal Minjeok, được sự hẫu thuận mạnh mẽ nên có chỗ đứng vững chắc và lượng người dùng ổn định
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng tôi đã thành công tổng hợp được vật liệu siêu dẫn vận hành ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển với cấu trúc LK-99
Hiểu đúng về lạm phát – áp lực chi tiêu khi đồng tiền mất giá
Hiểu đúng về lạm phát – áp lực chi tiêu khi đồng tiền mất giá
Lạm phát là một từ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế và thường xuyên xuất hiện trong đời sống hằng ngày quanh ta
Giới thiệu AG Lizbeth - Accountant - Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Lizbeth - Accountant - Artery Gear: Fusion
Nhìn chung, Lizbeth là một phiên bản khác của Kyoko, máu trâu giáp dày, chia sẻ sát thương và tạo Shield bảo vệ đồng đội, đồng thời sở hữu DEF buff và Crit RES buff cho cả team rất hữu dụng