Chiến dịch NATO ném bom ở Cộng hòa Srpska | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh Bosnia | |||||||
Một máy bay F-16C của không quân Hoa Kỳ trở về căn cứ Aviano, Ý sau khi kết thúc nhiệm vụ không kích quân đội Republika Srpska. | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
UNPROFOR | Cộng hòa Srpska | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
/ Leighton Smith / Bernard Janvier Sir Mark Mans[1] |
Ratko Mladić Radislav Krstić |
Trong cuộc chiến ở Bosnia đầu những năm 1990, NATO bắt đầu với vai trò quan sát và sử dụng sức mạnh không quân để thực thi vùng cấm bay của Liên Hợp Quốc trong năm 1993-1995. Tuy nhiên, sự thất thủ của Srebrenica và Žepa vào tháng 7 và thảm sát Markale 28 tháng 8 năm 1995 đã khiến NATO phải tiến hành chiến dịch Deliberate Force can thiệp vào cuộc chiến Bosnia bằng cách triển khai ném bom rộng khắp nhằm vào cơ sở hạ tầng và các đơn vị của người Serb Bosnia vào tháng 9/1995. Trong vòng 3 tuần, Mỹ và các đồng minh NATO đồng loạt mở nhiều đợt oanh kích mà cao điểm là các trận ném bom, pháo kích và bắn tên lửa hành trình nhằm vào lực lượng người Serbia tại Bosnia. Hành động này được thực hiện theo đề nghị của Tổng thư ký Liên hợp quốc Boutrous Boutrous-Ghali. Chiến dịch đã dẫn đến việc ký kết Hòa ước Dayton kết thúc chiến tranh tại Bosnia.