Chiến tranh Hoa Kỳ – México | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng trái: Winfield Scott tiến vào Plaza de la Constitución sau khi thành phố Mexico thất thủ, quân đội Mỹ tiến đánh lực lượng Mexico đang rút lui trong Trận Resaca de la Palma, chiến thắng của Hoa Kỳ tại Churubusco ngoại vi thành phố Mexico, các đơn vị thủy quân lục chiến càn quét qua lâu đài Chapultepec dưới quốc kỳ Mỹ, Trận Cerro Gordo | |||||||||
| |||||||||
Tham chiến | |||||||||
Hoa Kỳ Cộng hòa California[1] | México | ||||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||||
James K. Polk Winfield Scott Zachary Taylor Stephen W. Kearny John Drake Sloat William Jenkins Worth Robert Field Stockton Joseph Lane Franklin Pierce David Conner Matthew C. Perry John C. Frémont Thomas Childs Henry Stanton Burton Edward Dickinson Baker William B. Ide |
Antonio López de Santa Anna Mariano Arista Pedro de Ampudia José María Flores Mariano G. Vallejo Nicolás Bravo José Joaquín de Herrera Andrés Pico Manuel Armijo Martin Perfecto de Cos Pedro Maria de Anaya Agustín Jerónimo de Iturbide y Huarte Joaquín Rea Manuel Pineda Muñoz Gabriel Valencia | ||||||||
Lực lượng | |||||||||
73,532 quân chính quy và tình nguyện viên [2] |
70,000 quân chính quy [2] 12,000 quân không chính quy[2] | ||||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||||
1,733 chết trên chiến trường (1,721 lính, 11 lính thủy đánh bộ, và 1 thủy thủ)[2] 4,152 bị thương[3] |
5,000 chết trên chiến trường[2] Hàng ngàn bị thương[2] | ||||||||
Bao gồm cả các thường dân bị giết, dịch bệnh và tai nạn, thương vong của phía Mexico có thể lên đến 25,000[2] và phía Mỹ có thể vào khoảng 13,283.[4] |
Chiến tranh Hoa Kỳ – México, còn được gọi là Chiến tranh México tại Mỹ và ở México với tên gọi là Intervención estadounidense en México (sự can thiệp của Hoa Kỳ tại México),[a] là một cuộc xung đột vũ trang giữa Hoa Kỳ và Mexico từ năm 1846 đến 1848. Sau khi Mỹ sáp nhập Texas năm 1845, vốn không được chính phủ México công nhận, họ vẫn đang tranh cãi về vân đề Hiệp ước Velasco do Tổng thống của Mexico là Antonio López de Santa Anna ký sau Cách mạng Texas kéo dài một thập kỷ trước. Năm 1845, Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử James K. Polk đã nảy ra ý định mở rộng lãnh thổ đất nước và xem việc sáp nhập Texas là bước đi đầu tiên trong tiến trình đó.[5] Ông đã gửi quân đến lãnh thổ bị tranh chấp và phái đoàn ngoại giao tới Mexico. Sau khi lực lượng Mexico tấn công quân đội của Hoa Kỳ, Quốc hội Hoa Kỳ đã tuyên chiến với nước này.
Các lực lượng Hoa Kỳ tiến quân dọc theo thượng nguồn sông Rio Grande và tỉnh Alta California ven biển Thái Bình Dương. Mỹ đánh chiếm thành phố Santa Fe de Nuevo México chớp nhoáng, rồi di chuyển về phía nam. Trong khi đó, Hải đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ phong tỏa bờ biển Thái Bình Dương xa hơn về phía nam ở vùng lãnh thổ Baja California Hạ. Quân đội Hoa Kỳ dưới quyền Thiếu tướng Winfield Scott chiếm được Thành phố Mexico sau khi gặp sự kháng cự mạnh mẽ. Họ trước đó đã tuần hành về phía tây từ cảng Veracruz trên Bờ Vịnh, nơi Hoa Kỳ tổ chức cuộc đổ bộ thủy quân lục chiến lớn đầu tiên.
Hiệp ước Guadalupe Hidalgo năm 1848, buộc tàn dư của chính phủ Mexico, chấm dứt chiến tranh và bàn giao Nhượng địa Mexico, các lãnh thổ phía bắc Alta California và Santa Fe de Nuevo México cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã đồng ý trả khoản bồi thường 15 triệu đô-la cho các thiệt hại về cơ sở hạ tầng và cũng bao gồm khoản nợ 3,25 triệu đô-la mà chính phủ Mexico còn nợ trước đó đối với Hoa Kỳ. Mexico thừa nhận sự li khai của những gì mà đã trở thành Tiểu bang Texas và chấp nhận sông Rio Grande sẽ là biên giới phía bắc với Hoa Kỳ.
Thắng lợi của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh đã khiến cho tinh thần yêu nước vĩ đại bùng cháy trong lòng người dân ở quốc gia này. Còn ở Mexico, thất bại thảm hại trong chiến tranh đã làm cho tình hình xã hội ở nước này trở nên tồi tệ hơn do tình trạng hỗn loạn trong nước và tổn thất nhân lực, và nhiều người Mexico gọi sự thất bại này là "tình trạng suy thoái và hủy hoại".[6]
The Mexican War of 1846-1848, largely forgotten today, was the second costliest war in American history in terms of the percentage of soldiers who died. Of the 78, 718 American soldiers who served, 13,283 died, constituting a casualty rate of 16.87 percent. By comparison, the casualty rate was 2.5 percent in World War I and World War II, 0.1 percent in Korea and Vietnam, and 21 percent for the Civil War. Of the casualties, 11,562 died of illness, disease, and accidents.