Chiến tranh Kế vị Bayern

Chiến tranh Kế vị Bayern
Bayerischer erbfolgekrieg

"Friedrich Đại đế và quân y sĩ", tranh sơn dầu (khoảng 1793 - 1795) của Bernhard Rode.
Thời gianTháng 7 năm 1778 – Tháng 5 năm 1779
Địa điểm
Kết quả Treaty of Teschen, 13 May 1779
Thay đổi
lãnh thổ
Bavaria's previous territorial boundaries restored to Charles IV Theodore; Austria kept the Innviertel; Bavarian inheritance secured for the PalatineZweibrücken branches of the family, and in 1795 passed to the brother of Charles August.
Tham chiến
Quân chủ Habsburg Archduchy of Austria  Vương quốc Phổ
 Sachsen
Bản mẫu:Country data Electorate of Bavaria
Chỉ huy và lãnh đạo
Joseph, Archduke of Austria, King of the Germans
Count Franz Moritz von Lacy
Baron Ernst Gideon von Laudon
Vương quốc Phổ Frederick II
Vương quốc Phổ Prince Henry of Prussia
Lực lượng
180,000–190,000 [1] 160,000 Prussians and Saxons[1]
Thương vong và tổn thất
~10,000 Austrians (majority by disease, illness)[1] ~10,000 Prussian (majority by disease, illness)[1]

Chiến tranh Kế vị Bayern (tiếng Đức: Bayerischer erbfolgekrieg), Chiến tranh Khoai Tây (tiếng Đức: Kartoffelkrieg) hoặc Chiến tranh Mứt Mận (tiếng Đức: Zwetschgenrummel) là những cách gọi cuộc xung đột võ trang ít đổ máu ở khu vực BohemiaSilesia thời điểm 1778-9. Dù chỉ diễn ra cục bộ và ngắn hạn, nhưng sự kiện này làm thay đổi sâu sắc cục diện chính trị Âu châu cận đại.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 30 tháng 12 năm 1777, Tuyển hầu tước xứ Bayern là Maximilian Joseph qua đời vì bệnh đậu mùa mà không có kẻ kế vị trực hệ.[2] Karl Theodor - nguyên Lãnh chúa Tuyển hầu tước vùng Rhine - trở thành Tuyển hầu tước mới của Bayern. Karl Theodor đã đồng ý nhượng vùng Hạ Bayern cho Hoàng đế La Mã Thần thánh Joseph II. Sau sự kiện này, các triều đình Phổ và Sachsen đã can thiệp vào tình hình Bayern, nhằm cản trở sự mở rộng bờ cõi của Đế quốc Áo.[3] Vào ngày 6 tháng 4 năm 1778, vua Friedrich II kéo 80.000 quân đến biên giới của Phổ với Bohemia, gần Neisse-Schweidnitz, tại hạt Glatz[4] (trước kia nhà Wittelsbach đã nhượng vùng này cho ông vào năm 1741, đổi lại việc ông đề cử Karl VII làm Hoàng đế La Mã Thần thánh.[5] Tại Glatz, nhà vua hoàn thành việc sửa soạn cho một cuộc chinh phạt mới: ông thu thập quân nhu, chuẩn bị đường hành quân và tập luyện cho quân sĩ. Hai vua Friedrich II và Joseph II chính thức xua quân ra chiến trường.[4]

Vào ngày 5 tháng 7 năm 1778, Đại đế Friedrich II vượt qua biên giới Bohemia.[6] Nhà vua nước Phổ cùng 80.000 binh sĩ tiến vào Vương quốc Bohemia và chiếm đóng Náchod. Khi đến Elbe, ông thấy một đội quân Habsburg hùng mạnh đang chờ đợi ông. Hoàng đế nước Áo là chỉ huy danh nghĩa của đội quân này, trong khi chỉ huy trên thực tế của họ là Bá tước Franz Moritz von Lacy.[7] Giữa lúc quân chính quy đối mặt với Đại đế Friedrich II tại Elbe, một toán quân nhỏ dưới sự chỉ huy của Nam tước Ernst Gideon von Laudon cũng ngăn chặn những cuộc vượt từ SachsenLusatia đến Bohemia. Trong vòng ba tháng, quân đội của cả hai vị vua đều theo dõi nhau một cách thận trọng, nhưng không hề giao chiến với nhau. Ít lâu sau khi Đại đế Friedrich II tiến vào Bohemia, em trai vua là Hoàng tử Friedrich Heinrich Ludwig (1726 – 1802), qua mặt được quân của Laudon và tiến vào Bohemia tại Hainspach (Haňšpach, ở Lipová (quận Děčín), tại nước Cộng hoà Séc ngày nay).[8] Laudon rút về sông Iser, nhưng đến giữa tháng tám quân chính quy Áo bị Heinrich đe doạ đánh lấn vào sườn cánh trái. Cánh phải và trung quân Áo lại phải đối mặt với đội quân vốn có kỷ luật tốt của Đại đế Friedrich II.[4] Dù Quân đội Phổ của ông mạnh hơn, nhưng nhà vua bấy giờ đã 66 tuổi, thường xuyên đau ốm và trở nên cẩn thận. Cuối cùng, ông quyết định rằng ông không thể tiến đánh do cho rằng Quân đội Áo quá mạnh. Còn Joseph II cũng không dám mạo hiểm tấn công mà chỉ cẩn thận đề phòng trước sông Elbe.[9]

Chiến tranh Kế vị Bayern trở thành một "cuộc chiến khoai tây" (Kartoffelkrieg) do quân đội hai phe thường chiếm lương thực từ lãnh thổ của đối phương. Chỉ có nhân dân trong vùng là gánh chịu bao tai vạ do hoa màu của họ đều bị quân đội hai bên cướp phá sạch sành sanh. Quân đội Phổ thường hay chở từng xe đầy khoai tây cướp được mang về nước và thế là sinh ra cái tên "cuộc chiến tranh khoai tây".[10] Cho đến khi thời tiết trở nên lạnh, nhà vua nước Phổ rút quân khỏi xứ Bohemia vào tháng 9 năm 1778, kết thúc một chiến dịch cuối cùng và chẳng mấy vinh quang của ông.[6][11][12]

Nữ hoàng Áo là Maria Theresia, giờ đã cao tuổi, hứa sẽ lập lại hòa bình. Những cuộc đàm phán được tiến hành tại tu viện Braunau vào tháng 8 năm 1778, nhưng không mang lại kết quả gì. Nữ hoàng Nga là Ekaterina II có ý định đem 60.000 quân Nga đến hỗ trợ quân Phổ, nếu Hoàng đế Áo cứ cố chấp đòi quyền thống trị xứ Bayern.[9][13] Cuộc chiến tranh Kế vị Bayern cuối cùng cũng kết thúc vào ngày 13 tháng 5 năm 1779, bằng việc ký kết Hiệp ước Tetschen[6] giữa Maria Theresia và Friedrich II Đại đế, với sự trung gian của đế quốc Nga và Pháp.[14][15][16] Ngay từ đầu cuộc đàm phán, Quốc vương Phổ đã tỏ ra hào phóng với lời tuyên bố rằng ông sẽ không đòi hỏi bất kỳ một khoản bồi thường chiến phí nào.[9] Dù ông đã tin chắc rằng Ekaterina Đại đế sẽ trợ giúp ông về mặt quân sự (theo những điều khoản của Hiệp ước Nga – Phổ vào năm 1764), nhưng bà đã đứng ra trung gian thay vì gây chiến với đế quốc Áo.[17][18] Theo Hiệp ước Teschen, nước Áo chỉ chiếm được một vùng đất nhỏ (Innviertel với các thị trấn Braunau và Schärding).[3] Nữ hoàng Maria Theresia cũng thừa nhận rằng nhà vua nước Phổ có thể kế vị ngai vàng xứ Ansbach và Bayreuth.[19] Chiến tranh Kế vị Bayern là cuộc chiến cuối cùng giữa Friedrich II Đại đế và Maria Theresia: triều đại của hai vị vua này mở đầu với một cuộc chiến tranh và kết thúc cũng với một cuộc chiến tranh.[20]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Gaston Bodart. Losses of life in modern wars, Austria-Hungary and France. Vernon Lyman Kellogg, trans. Oxford: Clarendon Press; London & New York: H. Milford, 1916, p. 37.
  2. ^ "The popular encyclopedia: being a general dictionary of arts, sciences, literature, biography, history, and political economy", Tập 1, Blackie & Son, 1841, tr. 454
  3. ^ a b Henry Burnand Garland, Mary Garland, "The Oxford companion to German literature", tr. 65
  4. ^ a b c Hochedlinger, các trang 367-368.
  5. ^ Benians. trang 230–233; Dill, trang 49–50; Henderson. trang 127; and Holborn, trang 191–247.
  6. ^ a b c War of the Bavarian Succession, 5 tháng 7 năm 1778 to 13 tháng 5 năm 1779
  7. ^ Carlyle, p. 203, cho rằng em trai của Hoàng đế Joseph II là Hoàng tử Leopold cũng có mặt tại đây.
  8. ^ Benians, p. 706.
  9. ^ a b c Popular encyclopedia, The popular encyclopedia; or, 'Conversations Lexicon': [ed. by A. Whitelaw from the Encyclopedia Americana]., trang 318
  10. ^ Thẩm Kiên, trang 269
  11. ^ Redcliffe Nathan Salaman, William Glynn Burton, John Gregory Hawkestr, "The history and social influence of the potato", Cambridge University Press, 1985, tr. 572-573
  12. ^ "From Utrecht to Waterloo", Taylor & Francis, tr. 153
  13. ^ Charlton Thomas Lewis, Dr. David Müller, "A history of Germany, from the earliest times: Founded on Dr. David Müller's "History of the German people.", Harper & Brothers, 1894, trang 536
  14. ^ Hajo Holborn, "A History of Modern Germany: 1648-1840", Princeton University Press, 1982, tr. 258
  15. ^ J. H. W. Verzijl, "Juridical Facts as Sources of International Rights and Obligations", Martinus Nijhoff Publishers, 1973, tr. 291
  16. ^ Festus Eribo, In search of greatness: Russia's communications with Africa and the world, Greenwood Publishing Group, 2001, tr. 23
  17. ^ A. Goodwin, "American and French revolutions", CUP Archive, 1965, tr. 326
  18. ^ Christine Hatt, "Catherine the Great", Evans Brothers, 2001, tr. 57
  19. ^ Charles W. Ingrao, "The Habsburg monarchy, 1618-1815", Cambridge University Press, 2000, tr. 196
  20. ^ Blanning, Pursuit of Glory, trang 610–611.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Johann Jacob Moser: Staatsgeschichte des Krieges zwischen Oesterreich und Preussen in denen Jahren 1778, und 1779, bis auf die Rußisch- und Französische Fridensvermittelung. Johann Gottlieb Garve, Frankfurt am Main 1779 (Chiến tranh Kế vị Bayern tại Google Books).
  • Gustav Berthold Volz: Friedrich der Große und der Bayerische Erbfolgekrieg. In: Forschungen zur Brandenburgischen und Preußischen Geschichte. Bd. 44, 1932, S. 264–301.
  • Volker Press: Bayern am Scheideweg. Die Reichspolitik Kaiser Josephs II. und der Bayerische Erbfolgekrieg 1777–1779. In: Pankraz Fried, Walter Ziegler (Hrsg.): Festschrift für Andreas Kraus zum 60. Geburtstag. Kallmünz 1982, S. 277–307.
  • Michael Kotulla: Bayerischer Erbfolgekrieg. (1778/79). In: Einführung in die deutsche Verfassungsgeschichte. Vom Alten Reich bis Weimar (1495–1934). Springer, Berlin / Heidelberg 2008, ISBN 978-3-540-48705-0, S. 207 f. (Chiến tranh Kế vị Bayern tại Google Books).
  • Atkinson, Christopher Thomas. A history of Germany, 1715–1815. New York: Barnes and Noble, 1969 [1908].
  • (tiếng Đức) Autorenkollektiv. Sachsen (Geschichte des Kurfürstentums bis 1792). Meyers Konversationslexikon. Leipzig und Wien: Verlag des Bibliographischen Instituts, Vierte Auflage, 1885–1892, Band 14, S. 136.
  • Bernard, Paul. Joseph II and Bavaria: Two Eighteenth Century Attempts at German Unification. The Hague: Martinus Nijhoff, 1965.
  • Benians, E. A. et al. The Cambridge History of Modern Europe. Volume 6, Cambridge: University Press, 1901–12.
  • Berenger, Jean. A History of the Habsburg Empire 1700–1918. C. Simpson, Trans. New York: Longman, 1997, ISBN 0-582-09007-5.
  • Blanning, Timothy. The French Revolutionary Wars. New York: Oxford University Press, 1996. ISBN 0-340-56911-5.
  • Blanning, T. C. W. The Pursuit of Glory: Europe 1648–1815. New York: Viking, 2007. ISBN 978-0-670-06320-8.
  • Bodart, Gaston. Losses of life in modern wars, Austria-Hungary and France. Vernon Lyman Kellogg, trans. Oxford: Clarendon Press; London & New York: H. Milford, 1916.
  • (tiếng Đức) Bodart, Gaston. Militär-historisches kreigs-lexikon, (1618–1905). Vienna, Stern, 1908.
  • Carlyle, Thomas. History of Friedrich II of Prussia called Frederick the great: in eight volumes. Vol. VIII in The works of Thomas Carlyle in thirty volumes. London: Chapman and Hall, 1896–1899.
  • Church, William Conant. "Our Doctors in the Rebellion." The Galaxy, volume 4. New York: W.C. & F.P. Church, Sheldon & Company, 1866–68; 1868–78.
  • Clark, Christopher M.. Iron Kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600–1947. Cambridge, MA: Belknap Press of Harvard Univ. Press, 2006. ISBN 0-674-02385-4.
  • (tiếng Đức) Criste, Oscar. Dagobert Sigmund von Wurmser. Allgemeine Deutsche Biographie. Herausgegeben von der Historischen Kommission bei der Bayerischen Akademie der Wissenschaften, Band 44 (1898), S. 338–340, Digitale Volltext-Ausgabe in Wikisource. (Version vom 24. März 2010, 13:18 Uhr UTC).
  • Dill, Marshal. Germany: a Modern history. Ann Arbor: University of Michigan Press, 1970.
  • (tiếng Đức) Ebert, Jens-Florian. "Nauendorf, Friedrich August Graf." Die Österreichischen Generäle 1792–1815. Napoleononline (de): Portal zu Epoch. Jens Florian Ebert, editor. Oktober 2003. Accessed 15 October 2009.
  • Easton, J. C.. "Charles Theodore of Bavaria and Count Rumford." The Journal of Modern History. Vol. 12, No. 2 (Jun., 1940), pp. 145–160.
  • "Maximilian III Joseph".In Encyclopædia Britannica. Retrieved 18 December 2009, from Encyclopædia Britannica Online.
  • Fay, Sidney B. "Untitled Review." The American Historical Review. Vol. 20, No. 4 (Jul., 1915), pp. 846–848.
  • Gelardi, Julia P. In Triumph's Wake: Royal Mothers, Tragic Daughters, and the Price They Paid. New York: St. Martin's Press, 2008, ISBN 978-0-312-37105-0.
  • Gutman, Robert. Mozart: a cultural biography. New York: Harcourt, 2000. ISBN 0-15-601171-9.
  • Henderson, Ernest Flagg. A Short History of Germany (volume 2). New York: Macmillan, 1917.
  • Hochedlinger, Michael. Austria's Wars of Emergence, 1683–1797. London: Longwood, 2003, ISBN 0-582-29084-8.
  • Holborn, Hajo. A History of Modern Germany, The Reformation. Princeton NJ: Princeton University Press, 1959.
  • Ingrao, Charles. "Review of Alois Schmid, Max III Joseph und die europaische Macht." The American Historical Review, Vol. 93, No. 5 (Dec., 1988), p. 1351.
  • Kann, Robert A. A History of the Habsburg Empire, 1526–1918. Berkeley: University of California Press, 1974, ISBN 0-520-04206-9.
  • Karafiol, Emile. Untitled review. The Journal of Modern History. Vol 40, No. 1 March 1967, pp. 139–140.
  • (tiếng Đức) Kreutz, Jörg. Cosimo Alessandro Collini (1727–1806). Ein europäischer Aufklärer am kurpfälzischen Hof. Mannheimer Altertumsverein von 1859 – Gesellschaft d. Freunde Mannheims u. d. ehemaligen Kurpfalz; Reiss-Engelhorn-Museen Mannheim; Stadtarchiv – Institut f. Stadtgeschichte Mannheim (Hrsg.). Mannheimer historische Schriften Bd. 3, Verlag Regionalkultur, 2009, ISBN 978-3-89735-597-2.
  • Lund, Eric. War for the every day: generals, knowledge and warfare in early modern Europe. Westport, Ct: Greenwood Press, 1999, ISBN 978-0-313-31041-6.
  • (tiếng Pháp) (tiếng Đức) Maria Theresia und Joseph II. Ihre Correspondenz sammt Briefen Josephs an seinen Bruder Leopold. Wien, C. Gerold's Sohn, 1867–68.
  • Mozart, Wolfgang Amadeus, Robert Spaethling. Mozart's Letters, Mozart's Life. New York: Norton, 2000, ISBN 0-393-04719-9.
  • Okey, Robin. The Habsburg Monarchy. New York: St. Martin's Press, 2001, ISBN 0-312-23375-2.
  • Simms, Brendan. Three Victories and a Defeat: The Rise and Fall of the British Empire. New York: Penguin Books, 2008.
  • Smith, Digby. Klebeck. Dagobert von Wurmser. Leonard Kudrna and Digby Smith, compilers. A biographical dictionary of all Austrian Generals in the French Revolutionary and Napoleonic Wars, 1792–1815. The Napoleon Series. Robert Burnham, Editor in Chief. April 2008. Accessed 22 March 2010.
  • Williams, Henry Smith. The Historians' History of the World: a comprehensive narrative of the rise and development of nations as recorded by the great writers of all ages. London: The Times, 1908.
  • Temperley, Harold. Frederick II and Joseph II. An Episode of War and Diplomacy in the Eighteenth Century. London: Duckworth, 1915.
  • (tiếng Đức) Wurzbach, Constant. Biographisches Lexikon des Kaiserthums Österreich. Vienna, 1856–91, vol 59.
  • Vehse, Eduard and Franz K. F. Demmler. Memoirs of the court and aristocracy of Austria. vol. 2. London, H.S. Nichols, 1896.

Tư liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Thế kỷ XXI
Thế kỷ XX
  • (tiếng Đức) Kotulla, Michael, "Bayerischer Erbfolgekrieg." (1778/79), In: Deutsche Verfassungsgeschichte vom Alten Reich bis Weimar (1495  – 1934). [Lehrbuch], Springer, Berlin: Heidelberg 2008, ISBN 978-3-540-48705-0.
  • (tiếng Đức) Ziechmann, Jürgen, Der Bayerische Erbfolge-Krieg 1778/1779 oder Der Kampf der messerscharfen Federn. Edition Ziechmann, Südmoslesfehn 2007,
  • (tiếng Đức) Groening, Monika. Karl Theodors stumme Revolution: Stephan Freiherr von Stengel, 1750–1822, und seine staats- und wirtschaftspolitischen Innovationen in Bayern, 1778–99. Obstadt-Weiher: Verlag regionalkultur, [2001].
  • (tiếng Nga) Nersesov, G.A.. Politika Rossii na Teshenskom kongresse: 1778–1779. No publication information.
  • Thomas, Marvin Jr. Karl Theodor and the Bavarian Succession, 1777–1778: a thesis in history. Pennsylvania State University, 1980.
  • (tiếng Đức) Criste, Oskar. Kriege unter Kaiser Josef II. Nach den Feldakten and anderen authentischen Quellen. Wien: Verlag Seidel, 1904.
Thế kỷ XIX
  • (tiếng Đức) Reimann, Eduard. Geschichte des bairischen Erbfolgekrieges no publication information. 1869.
  • (tiếng Đức) Geschichte des Baierischen Erbfolgestreits [microform]: nebst Darstellung der Lage desselben im Jenner 1779. Frankfurt & Leipzig: [s.n.], 1779.
  • (tiếng Pháp) Neufchâteau, Nicolas Louis François de (comte). Histoire de l'occupation de la Baviere par les Autrichiens, en 1778 et 1779; contenant les details de la guerre et des negotiations que ce different occasionna, et qui furent terminées, en 1779, par la paix de Teschen. Paris: Imprimerieimperiale, [1805].
  • (tiếng Đức) Thamm, A. T. G. Plan des Lagers von der Division Sr. Excel. des Generals der Infanterie von Tauenzien zwischen Wisoka und Praschetz vom 7ten bis 18ten July 1778. no publication information, 1807.
Thế kỷ XVIII
  • (tiếng Đức) Historische Dokumentation zur Eingliederung des Innviertels im Jahre 1779: Sonderausstellung: Innviertler Volkskundehaus u. Galerie d. Stadt Ried im Innkreis, 11. Mai bis 4. Aug. 1979. (Documents relating to the annexation of the Innviertel in 1779.)
  • (tiếng Đức) Geschichte des Baierischen Erbfolgestreits nebst Darstellung der Lage desselben im Jenner 1779. Frankfurt: [s.n.], 1779.
  • (tiếng Đức) [Seidl, Carl von]. Versuch einer militärischen Geschichte des Bayerischen Erbfolge-Krieges im Jahre 1778, im Gesichtspunkte der Wahrheit betrachtet von einem Königl. Preussischen Officier. no publication information.
  • (tiếng Đức) Bourscheid, J. Der erste Feldzug im vierten preussischen Kriege: Im Gesichtspunkte der Strategie beschreiben. Wien: [s.n.], 1779.
  • (tiếng Pháp) Keith, Robert Murray. Exposition détaillée des droits et de la conduite de S.M. l'imṕératrice reine apostolique rélativement à la succession de la Bavière: pour servir de réponse à l'Exposé des motifs qui ont engagé S.M. le roi de Prusse à s'opposer au démembrement de la Bavière. Vienne: Chez Jean Thom. Nob. de Trattnern, 1778.
  • Frederick. Memoirs from the Peace of Hubertsburg, to the Partition of Poland, and of the Bavarian War. London: printed for G. G. J. and J. Robinson, 1789.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cùng tìm hiểu về cơ chế phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
[Visual Novel] White Album 2 Tiếng Việt
[Visual Novel] White Album 2 Tiếng Việt
Đây là bài đầu tiên mà tôi tập, và cũng là bài mà tôi đã thuần thục
[Genshin Impact] Giới thiệu Albedo - Giả thuật sư thiên tài
[Genshin Impact] Giới thiệu Albedo - Giả thuật sư thiên tài
Chuyện kể rằng, một ngày nọ, khi đến Mondstadt, anh ấy nhanh chóng được nhận làm "Hội Trưởng Giả Kim Thuật Sĩ" kiêm đội trưởng tiểu đội điều tra
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Gợi ý một số nickname, từ ngữ hay để đặt tên ingame hoặc username ở đâu đó