Chiến tranh nhân dân giải phóng Albania | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai | |||||||
Quân giải phóng nhân dân Albania tại thủ đô Tirana, 28 tháng 11 năm 1944. | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Mặt trận Giải phóng Dân tộc (LANÇ) Phong trào Hợp pháp (Legalitetit) Balli Kombëtar (một vài phe nhóm, cho tới tháng 9 năm 1943) |
Vương quốc Ý (1939 - 1943) Đức Quốc xã (1943 - 1944) Vương quốc Albania Balli Kombëtar (tháng 9 năm 1943 - tháng 11 năm 1944) | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Enver Hoxha Spiro Moisiu Mehmet Shehu Abaz Kupi |
Francesco Jacomoni Hermann Neubacher Shefqet Verlaci | ||||||
Lực lượng | |||||||
~4.000 (1942) - ~70.000 (tháng 11/1944) quân chính quy và quân địa phương. | Hơn 600.000 quân đồn trú hoặc trú đóng tạm thời trong giai đoạn 1943-44. | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
(Bao gồm cả dân thường) 30.000 chết, 12.600 bị thương, 44.500 bị bắt giam hoặc trục xuất.[1] | 26.595 chết, 21.245 bị thương, 20.800 bị bắt.[2] | ||||||
|
Cuộc Chiến tranh nhân dân giải phóng Albania đề cập đến phong trào kháng chiến của các tổ chức yêu nước của Albania nhằm chống lại quân xâm lược của phát xít Ý và Đức Quốc xã, diễn ra trong thế chiến thứ hai khi Albania bị các thế lực này chiếm đóng và đô hộ. Trong suốt quá trình kháng chiến chống quân xâm lược, vai trò của Đảng Lao động Albania (cộng sản) trở nên nổi trội và dần dần Đảng Lao động đã trở thành hạt nhân lãnh đạo của cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng vào năm 1944, hoàn toàn đánh đuổi quân xâm lược Ý và Đức ra khỏi đất nước.
Trung tâm Cứu tế Thường dân (Geneva) đã báo cáo rằng Albania là một trong những quốc gia bị tàn phá nặng nề nhất trong chiến tranh với 60.000 ngôi nhà bị phá hủy và 10% dân cư trở thành người vô gia cư.[3]