Chiến tranh phủ đầu

Chiến tranh phủ đầu hay chiến lược chiến tranh phủ đầuchiến lược tấn công trong quân sự được thực hiện để đẩy lùi hoặc đánh bại một nguy cơ xâm lược, nhằm đạt được một lợi thế chiến lược trước một cuộc chiến tranh sắp xảy ra (bị xem là không thể tránh khỏi) mà đối phương sẽ tấn công. Đó là một chiến lược chiến tranh "phá vỡ hòa bình".

Thuật ngữ "chiến tranh phủ đầu" đôi khi bị nhầm lẫn với thuật ngữ "chiến tranh phòng ngừa". Sự khác biệt là một cuộc chiến phòng vệ được phát động để tiêu diệt mối đe dọa tiềm tàng của một bên thù địch khi cuộc tấn công đó chưa xảy ra hoặc được biết là đã được lên kế hoạch. Còn một cuộc chiến tranh phủ đầu được đưa ra với dự đoán về sự xâm lược ngay lập tức của quân đối phương.[1] Hầu hết các học giả hiện đại đánh đồng chiến tranh phòng ngừa với sự gây hấn, và vì vậy lập luận đó là bất hợp pháp.[2] Việc tiến hành chiến tranh phủ đầu có ít sự kỳ thị hơn so với việc tiến hành chiến tranh phòng ngừa.[3]

Chiến lược này khởi đầu của xung đột vũ trang: bắt đầu "phá vỡ hòa bình" khi chưa có "cuộc tấn công vũ trang" nào, không được Hiến chương Liên Hợp Quốc cho phép, trừ khi được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ủy quyền như là một nhiệm vụ thực thi. Một số học giả tuyên bố khi một kẻ thù được cho là bắt đầu chuẩn bị và điều này xác nhận cho một cuộc tấn công có thể xảy ra trong tương lai, nhưng chưa thực sự tấn công thì thực tế cuộc tấn công đã "bắt đầu", tuy nhiên ý kiến này chưa được Liên Hợp Quốc tán thành.[4][5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Beres, Louis Rene (1991–1992), On Assassination as Anticipatory Self-Defense: The Case of Israel, 20, Hofstra L. Rev., tr. 321
  2. ^ Shue, Henry and Rhodin, David (2007). Preemption: Military Action and Moral Justification. Oxford University Press. tr. 116. ISBN 978-0-19-923313-7
  3. ^ Shue and Rodin 2007, tr. 118.
  4. ^ “The Implications of Preemptive and Preventive War Doctrines: a Reconsideration” (PDF). 2007. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2010. A US Army sponsored discussion of various justifications for preemptive, preventive and 'precautionary' war.
  5. ^ “Adoption of Policy of Pre-emption Could Result in Proliferation of Uniliteral, Lawless Use of Force: By Kofi Annan”. 2003. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2010. Kofi Annan discusses his unwillingness to accept proposed new changes in UN policy towards the use of preemptive force, and why.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đại hiền triết Ratna Taisei: Tao Fa - Jigokuraku
Đại hiền triết Ratna Taisei: Tao Fa - Jigokuraku
Tao Fa (Đào Hoa Pháp, bính âm: Táo Huā) là một nhân vật phản diện chính của Thiên đường địa ngục: Jigokuraku. Cô ấy là thành viên của Lord Tensen và là người cai trị một phần của Kotaku, người có biệt danh là Đại hiền triết Ratna Ratna Taisei).
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Các bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao Xiangling 4 sao với 1300 damg có thể gây tới 7k4 damg lửa từ gấu Gouba
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
Cung rèn mới của Inazuma, dành cho Ganyu main DPS F2P.
[Review sách] Thế giới rộng lớn, lòng người chật hẹp - Cuốn tản văn xoa dịu tâm hồn
[Review sách] Thế giới rộng lớn, lòng người chật hẹp - Cuốn tản văn xoa dịu tâm hồn
Cho dẫu trái tim nhỏ bé, khoảng trống chẳng còn lại bao nhiêu, vẫn mong bạn sẽ luôn dành một chỗ cho chính mình, để có thể xoa dịu bản thân