Chinh phục

Chinh phục
Tên khácVietnam's Brainiest Kid
Thể loạiGame show trí tuệ
Định dạngTrò chơi truyền hình
Dựa trênBrainiest Kid
Đạo diễnĐỗ Bạch Dương
Dẫn chương trìnhThanh Vân Hugo
Trần An Huy
Trần Vương Anh
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số mùa3
Sản xuất
Địa điểmTrường quay S14, Đài Truyền hình Việt Nam
Thời lượng60 phút (bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtĐài Truyền hình Việt Nam
TAJ Media
Nhà phân phốiSony Pictures Television
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
VTV6
Định dạng hình ảnh1080p 16:9 HDTV
Phát sóng4 tháng 12 năm 2013 – 31 tháng 1 năm 2018

Nhà sản xuất:[[Tạ Bích Loan]]

Chinh phục (tên đầy đủ: Chinh phục – Vietnam's Brainiest Kid, tiếng Anh: Vietnam's Brainiest Kid) là một trò chơi truyền hình dành cho học sinh trung học cơ sở do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất.[1] Đây là phiên bản Việt hóa thứ hai của chương trình Britain’s Brainiest Kid được sáng tạo bởi Sony Pictures Television, sau Tìm người thông minh vào năm 2008.[2] Chương trình được phát sóng vào tối thứ 4 hàng tuần từ ngày 4 tháng 12 năm 2013 đến ngày 31 tháng 1 năm 2018 trên kênh VTV6.[3]

Trong hai mùa đầu tiên, Chinh phục đã tổ chức tuyển sinh tại 5 thành phố lớn trên cả nước và thu hút 21.783 thí sinh đăng ký đến từ 33 tỉnh thành và 560 trường trung học cơ sở. 480 học sinh xuất sắc nhất của hai lứa tuổi 11 - 12 và 13 - 14 đã được chọn vào vòng ghi hình tại trường quay S14, Đài Truyền hình Việt Nam.[4] Mùa giải thứ 3 của chương trình (2015) sau khi hoàn tất tuyển sinh đã phải tạm hoãn với lí do hoàn tất các thủ tục cần thiết và sau đó đã bị hủy. Mùa giải này đã được tái phát động với lứa tuổi 13 - 14.

Luật chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi chương trình bao gồm 10 thí sinh tham gia với tổng cộng ba vòng thi; sau mỗi vòng thi, điểm số sẽ được đặt lại về 0 trước khi bước vào vòng kế tiếp. Những thí sinh chiến thắng tại các cuộc thi tuần sẽ tranh tài tại đêm chung kết để tìm ra quán quân của chương trình.

Trong mùa thứ ba, số lượng thí sinh tham gia các cuộc thi tuần giảm xuống còn 6, trong khi trận chung kết có 12 thí sinh.

Có 12 câu hỏi trắc nghiệm (đôi khi là 10 câu hỏi) liên quan đến chủ đề của chương trình. Mỗi câu hỏi có bốn đáp án và 5 giây để các thí sinh trả lời. Các dạng câu hỏi bao gồm câu hỏi thông thường, câu hỏi tiếng Anh, câu hỏi dưới dạng hình ảnh/video/âm thanh cùng với một câu hỏi trực quan ngẫu nhiên do "giáo sư" Biết Hết đưa ra. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Sau vòng 1, sáu người chơi có nhiều điểm nhất được vào vòng 2, những người còn lại sẽ bị loại.

Trong trận chung kết hai mùa đầu tiên, 24 người chơi được chia làm hai bảng A và B. Mỗi bảng có 12 thí sinh thi đấu theo luật như trên, nhưng chỉ chọn ra ba thí sinh mỗi bảng đi tiếp vào vòng 2.

Trong mùa thứ ba, 12 thí sinh vào vòng chung kết cùng tham dự vòng 1 (không chia bảng).

Có 12 vùng hiểu biết để các thí sinh theo thứ tự lựa chọn. Mỗi thí sinh có hai lượt lựa chọn vùng hiểu biết và có 45 giây (30 giây ở mùa 3) để trả lời các câu hỏi tương ứng với vùng hiểu biết đó, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Các thí sinh có quyền bỏ qua cho một câu hỏi, nhưng chỉ một câu trả lời duy nhất cho câu hỏi được ghi nhận. Kết thúc vòng 2, ba thí sinh có số điểm cao nhất sẽ lọt vào vòng 3.

Ở mùa thứ hai, vòng thi có 11 vùng hiểu biết với chủ đề cụ thể và một "Ô bí mật" với tất cả các chủ đề trong đó. Ở mùa thứ ba, các vùng hiểu biết được chia thành năm vùng hiểu biết cố định, sáu vùng hiểu biết linh hoạt với chủ đề cụ thể và một vùng hiểu biết tổng hợp mang tên "Tự hào Việt Nam".

Chủ đề sở trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Luật chơi này được áp dụng cho các cuộc thi tuần của mùa 1. Có một bảng 6 × 6 với 36 ô số, mỗi ô chứa một trong bốn màu: đỏ, vàng, xanh dương và bạc. Các màu đỏ, vàng, xanh dương tương ứng với chủ đề sở trường của người chơi điều khiển màu sắc tương ứng, mỗi màu có 5 ô; trong khi màu bạc ứng với chủ đề kiến thức chung và chiếm hết số ô còn lại trong bảng. Các thí sinh có 10 giây để ghi nhớ màu sắc của các ô số trên bảng, sau đó chúng sẽ được đóng lại.

Có tất cả 6 lượt chơi. Ở mỗi lượt, theo thứ tự đỏ - vàng - xanh dương, mỗi thí sinh được lật một ô trên bảng (mỗi ô chỉ được lật tối đa một lần). Màu sắc của ô đó được tiết lộ và thí sinh có 10 giây để trả lời câu hỏi tương ứng (chỉ đáp án đầu tiên do thí sinh được ra được ghi nhận để xét kết quả). Nếu trả lời đúng, thí sinh đó nhận được:

  • 1 điểm nếu chọn ô màu bạc
  • 2 điểm nếu chọn ô cùng màu với màu thí sinh đó điều khiển
  • 3 điểm nếu chọn ô khác màu với màu thí sinh đó điều khiển (trừ màu bạc)

Nếu trả lời sai hoặc không trả lời được câu hỏi, thí sinh không được điểm.

Sau 6 lượt chơi, thí sinh giành được số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng cuộc thi. Trường hợp chưa xác định được người chiến thắng thì các lượt chơi tiếp theo sẽ được tiếp tục với các ô còn lại.

Câu hỏi theo mức độ

[sửa | sửa mã nguồn]

Định dạng này được áp dụng cho trận chung kết mùa 1, các cuộc thi tuần của mùa 2 và toàn bộ mùa 3. Có một bảng 6 × 6 gồm 36 ô số, mỗi ô đi kèm với một trong các kí hiệu: chấm than ("!" - câu hỏi mức độ trung bình, gồm 6 ô), chấm hỏi ("?" - câu hỏi mức độ khó, gồm 6 ô) hoặc không có kí hiệu (câu hỏi mức độ dễ, gồm 24 ô). Các thí sinh có 10 giây để quan sát kí hiệu của các ô trên bảng, từ đó xây dựng chiến thuật chơi.

Có tất cả 5 lượt chơi. Ở mỗi lượt, theo thứ tự đỏ - vàng - xanh dương, mỗi thí sinh được chọn một ô trên bảng. Thí sinh có 10 giây để trả lời câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được điểm tương ứng với độ khó của ô đã chọn (1 điểm cho câu hỏi dễ, 2 điểm cho câu hỏi trung bình và 3 điểm cho câu hỏi khó), đồng thời ô đó được đánh dấu bằng màu sắc mà thí sinh đó được chỉ định. Trả lời sai hoặc không trả lời được sau 10 giây, thí sinh không được điểm, đồng thời ô đó được trả về trạng thái ban đầu (ô này có thể được chọn lại bất cứ lúc nào, nhưng câu hỏi sẽ được thay đổi sau mỗi lần chọn). Nếu đánh dấu được 5 ô liên tiếp theo hàng ngang, dọc hoặc chéo, thí sinh được nhận thêm 5 điểm.

Sau 5 lượt chơi, thí sinh giành được số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng cuộc thi. Trong trường hợp chưa xác định được người chiến thắng, vòng thi vẫn sẽ được tiếp tục với các ô còn lại.

Đối đầu (Buzz Game)

[sửa | sửa mã nguồn]

Các câu hỏi lần lượt được đưa ra cho các thí sinh. Sau khi MC đọc xong câu hỏi, thí sinh có 5 giây để bấm chuông giành quyền trả lời và 3 giây để trả lời sau khi bấm chuông. Trả lời đúng ghi được 1 điểm; trả lời sai không bị trừ điểm, nhưng bị mất lượt (không thể bấm chuông ở câu hỏi ngay sau đó). Thí sinh đạt được 6 điểm đầu tiên sẽ giành chiến thắng chung cuộc.

Luật chơi này được áp dụng ở trận chung kết mùa 2.

Các phần thi phụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải mã điện thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi bắt đầu vòng 2 và 3 (trừ vòng 3 chung kết mùa 2), phần thi này được tiến hành để xác định thứ tự chơi của các thí sinh.

Một bàn phím 10 số (dựa theo bàn phím T9) cùng một mật mã được đưa ra. Cấu trúc bàn phím như sau (với các chữ cái trong ngoặc là các chữ cái có thể có ứng với số đó):

1 (ABC) 2 (DEF) 3 (GHI)
4 (JKL) 5 (MNO) 6 (PQR)
7 (ST) 8 (UV) 9 (WX)
0 (YZ)

Sau khi đưa ra gợi ý, các thí sinh dựa theo mật mã và gợi ý để tìm đáp án (viết liền không dấu). Thứ tự tìm ra đáp án đúng của các thí sinh cũng chính là thứ tự chơi của vòng chơi sau đó (riêng vòng 3, các thí sinh cũng được ghép màu đỏ - vàng - xanh dương theo thứ tự trên).

Ghép đôi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trường hợp chưa xác định được đủ các thí sinh tham gia vòng 2 hoặc 3, hoặc chưa xác định được thí sinh thắng vòng 3 sau khi đã mở hết các ô số (do có nhiều thí sinh bằng điểm nhau), phần thi này được tiến hành đối với các thí sinh chưa xác định này.

Có hai cột xanh và đỏ, mỗi cột chứa bốn ô dữ liệu, trong đó dữ liệu ở cột màu xanh được cố định. Các thí sinh phải sắp xếp lại bốn ô dữ liệu trong cột màu đỏ tương ứng với ô dữ liệu cùng hàng ở cột màu xanh theo yêu cầu của đề bài; dựa theo thứ tự ghép đúng để xác định (các) thí sinh đi tiếp hoặc thắng cuộc.

Các mùa thi

[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa Phát sóng đầu tiên Phát sóng cuối Hạng nhất Quê quán Hạng nhì Quê quán Hạng ba Quê quán
1 4/12/2013 4/6/2014 Phan Đăng Nhật Minh Quảng Trị Hồ Đắc Thanh Chương Thừa Thiên Huế Đỗ Mạnh Việt Thanh Hóa
2 2/7/2014 14/1/2015 Nguyễn Quốc Khang Thành phố Hồ Chí Minh Phan Hoàng Thùy Dương Hà Nội Huỳnh Võ Trọng Nhân Bà Rịa - Vũng Tàu
3 25/10/2017 31/1/2018 Bùi Nguyễn Đức Tân Nguyễn Thiện Hải An Nguyễn Ngọc Mai Bắc Ninh

Mùa 1 và 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tháng 9 năm 2013, Chinh phục đã tổ chức tuyển chọn thí sinh là các học sinh trung học cơ sở có độ tuổi 11-14 cho 2 mùa giải đầu tiên tại 5 điểm tuyển sinh tập trung: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột và TP Hồ Chí Minh. Trải qua vòng loại hồ sơ kiểm tra EQ, vòng phỏng vấn trực tiếp, vòng thi viết IQ và vòng phỏng vấn sâu với các chuyên gia tâm lý, từ hàng chục nghìn thí sinh, 240 thí sinh xuất sắc nhất đã được chọn vào vòng ghi hình cho mỗi mùa giải. Hai mùa giải được ghi hình liên tục từ tháng 11 năm 2013 đến 8 năm 2014.

Mùa thứ 3 của chương trình được lên kế hoạch phát động vào tháng 3 năm 2015 dành cho các học sinh THCS lứa tuổi 12-13. Vòng sơ loại địa phương dự kiến diễn ra từ 12 đến 25 tháng 3 tại hơn 700 trường THCS trên khắp cả nước. Mỗi trường sẽ tổ chức tuyển chọn học sinh và gửi về BTC 3 bộ hồ sơ của 3 học sinh xuất sắc nhất. Ngoài ra, thí sinh có thể đăng ký trên website của chương trình, những bộ hồ sơ chất lượng sẽ được hướng dẫn làm bài kiểm tra IQ trực tuyến. Do còn nhiều học sinh và nhà trường chưa kịp nắm bắt thông tin để tiến hành đăng ký tuyển sinh, tổ chức sơ loại và sự chậm trễ tỏng chuyển phát hồ sơ nên vòng sơ loại địa phương được gia hạn đến ngày 10 tháng 4. Theo đó, vòng sơ loại toàn quốc dự kiến bắt đầu vào ngày 1 tháng 4 với việc công bố danh sách 300 thí sinh lọt vào vòng phỏng vấn qua điện thoại với các chuyên gia tâm lý đã bị dời đến ngày 16 tháng 4. Tuy nhiên, thời điểm này trùng với thời gian thi học kì nên vòng sơ loại toàn quốc tiếp tục bị đẩy lùi. Cuối cùng, với lý do BTC phải hoàn thành các thủ tục sản xuất chương trình nên đến tháng 10 năm 2015, mùa giải 3 vẫn còn dang dở tuy đã được xác nhận sẽ quay trở lại.

Sau khi tạm hoãn mùa 3 hai năm, chương trình thông báo về việc quay trở lại nhưng không đề cập gì đến những thí sinh đã đăng kí trong mùa 2015. Vòng sơ loại diễn ra trực tiếp tại trường TH School vào ngày 16 tháng 4 năm 2017 và thi loại trực tuyến trên website của chương trình. Sau vòng sơ loại, BTC chọn ra những gương mặt xuất sắc để vào vòng phỏng vấn và cuối cùng là 72 thí sinh vào 12 cuộc ghi hình (cộng thêm một chương trình đặc biệt gồm 6 thí sinh có 6 tài năng khác nhau).

Cơ cấu giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa 1 và 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải nhất 3 tuần đầu tiên của Mùa 1 tri giá 15 triệu đồng, bao gồm:

  • Tài khoản 5 triệu đồng từ Ngân hàng Bắc Á
  • 10 triệu đồng (tiền mặt)
  • 1 năm sử dụng miễn phí các sản phẩm sữa từ TH

Ngoài ra, trường có người chơi đạt giải nhất tuần còn được nhận thêm quỹ xây dựng thư viện "Vì tầm vóc Việt" trị giá 20 triệu đồng.

Giải nhất từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 24 của Mùa 1 và 24 tuần của Mùa 2 trị giá 20 triệu đồng, bao gồm:

  • Tài khoản 10 triệu đồng từ Ngân hàng Bắc Á
  • 10 triệu đồng (tiền mặt)
  • 1 năm sử dụng miễn phí các sản phẩm sữa từ TH

Ngoài ra, trường có thí sinh đạt giải nhất tuần còn được nhận thêm quỹ xây dựng thư viện "Vì tầm vóc Việt" trị giá 30 triệu đồng.

Giải Quán quân: 1 suất học bổng du học hè tại đại học Cambridge (Anh) trong vòng 4 tuần và 1 chuyến du lịch ở Paris (Pháp) trong 1 tuần, Pháp trị giá 300 triệu đồng.

Giải nhất tuần: 30 triệu đồng

Giải Quán quân: 1 suất học bổng toàn phần 3 năm học THPT tại TH School, 1 năm sử dụng miễn phí các sản phẩm sữa từ TH và nhiều giải thưởng khác với tổng giải thưởng là 1 tỷ 500 triệu đồng.

Trường có thí sinh đoạt giải quán quân còn được nhận thêm quỹ xây dựng thư viện "Vì tầm vóc Việt" trị giá 30 triệu đồng.

Những thí sinh nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước Chinh phục, còn có một phiên bản Brainiest Kid khác đến từ Singapore do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và công ty Mesa đồng sản xuất và phát sóng với tên gọi Tìm người thông minh[5][6][7] với đối tượng dự thi, cách chơi gần giống Chinh phục. Thí sinh chiến thắng ở vòng thi tuần là 2 triệu đồng, tại chung kết năm được nhận được 1 chuyến đi học tập tại Úc, giải nhì là 1 chuyến đi học tập tại Singapore... Tuy nhiên, chương trình chỉ tồn tại trong chưa tới 1 năm (từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 9 năm 2008).

Dưới đây chỉ nêu những điểm khác biệt của luật chơi Tìm người thông minh so với Chinh phục:

  • Vòng 1: Có 9 câu hỏi với 4 đáp án 1, 2, 3, 4 và người chơi phải bấm bàn phím (chỉ 1 lần duy nhất) để lựa chọn câu trả lời. 6 thí sinh cao điểm nhất sẽ được bước vào vòng 2. Nếu hòa, họ sẽ phải chơi game phụ Ghép đôi để chọn ra các thí sinh còn lại vào vòng 2. 2 thí sinh phải dừng lại sẽ nhận được phần thưởng 500.000đ.
  • Vòng 2: Các thí sinh có 30 giây để trả lời các câu hỏi. Trước đó tất cả người chơi sẽ tham gia phần giải mật mã (bằng tiếng Anh) để xác định thứ tự chơi.
  • Vòng 3: Thay cho các kí tự "!", "?" để chỉ mức độ câu hỏi vừa và khó, có 2 kí tự được sử dụng là V và K. Điểm số của các câu hỏi mức dễ, vừa và khó vẫn là 1, 2, 3 điểm. Ngoài ra, trong mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ được trả lời một lần. Sau khi trả lời, đồng hồ sẽ dừng lại

Phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 21:05 tối thứ 4 (4/12/2013 - 14/1/2015)
  • 20:00 tối thứ 4 (25/10/2017 - 31/1/2018)

Phát lại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trên VTV3:

  • 16:00 chủ nhật (8/12/2013 - 18/1/2015)
  • 10:00 thứ 7 hàng tuần (13/1/2018 - 21/4/2018)

Kết thúc sứ mệnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Số cuối cùng của chương trình đã được lên sóng vào ngày 31/1/2018 (phát lại vào ngày 21/4 cùng năm trên VTV3) vì nguyên nhân do không đảm bảo được chi phí thực hiện chương trình này. Điều này đồng nghĩa với việc Bùi Nguyễn Đức Tân - người chiến thắng trong số cuối cùng của ngày hôm đó - sẽ là nhà vô địch cuối cùng của Vietnam's Brainiest Kid phiên bản Việt. Thay vào đó, VTV tiếp tục phối hợp với Công ty TNHH Truyền thông Bee và Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện sản xuất chương trình Trạng nguyên tuổi 13 (VTV3).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kiều Linh (30 tháng 11 năm 2013). “Chinh phục - Vietnam's Brainiest Kid chính thức ra mắt”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2024.
  2. ^ “Hấp dẫn sân chơi Chinh phục trên VTV6”.
  3. ^ “21h05, VTV6: Lên sóng tập đầu tiên chương trình "Chinh phục".
  4. ^ “Chinh phục - Vietnam's Brainiest Kid chính thức ra mắt”.
  5. ^ “Ai viết Kép tư bền?”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
  6. ^ “Khi các nhà tài trợ làm mưa làm gió”. Công An Nhân Dân. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
  7. ^ “Chương trình trên HTV7 (Thứ 7, ngày 3/5/2008)”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
Tết là thời điểm chúng ta nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng. Ngoài việc về quê thăm hỏi họ hàng thì thời gian còn lại mọi người sẽ chọn một điểm để du lịch cùng gia đình. Nếu bạn không muốn đi nước ngoài thì ở trong nước cũng sẽ có rất nhiều điểm đẹp không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn đã khám phá chưa?
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Trong một ngày đầu năm 2000, hai gã khổng lồ công nghệ, Apple và NVIDIA, bước chân vào một cuộc hôn nhân đầy tham vọng và hứa hẹn
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.
Review chuyến tàu băng giá - Snowpiercer
Review chuyến tàu băng giá - Snowpiercer
Chuyến tàu băng giá (Snowpiercer) là một bộ phim hành động, khoa học viễn tưởng ra mắt năm 2013