Classic Meets Chillout

Classic Meets Chillout
Album phòng thu của Phạm Thu Hà
Phát hành12 tháng 12 năm 2012 (2012-12-12)[1][3]
Thu âmTháng 3-10 năm 2012
Dream Studio, thành phố Hồ Chí Minh
Thể loạiClassical crossover, nhạc kịch, pop, chill-out
Thời lượng42:25
Ngôn ngữTiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Latinh
Hãng đĩaViết Tân
Sản xuấtVõ Thiện Thanh, Dream Studio[4]
Thứ tự album của Phạm Thu Hà
Classic Meets Chillout
(2012)
Tựa như gió phiêu du
(2014)
Đĩa đơn từ Classic Meets Chillout
  1. "Habanera"
    Phát hành: 18 tháng 2 năm 2012 (2012-02-18)
  2. "Xuân tàn"
    Phát hành: 24 tháng 12 năm 2012 (2012-12-24)

Classic Meets Chillout là album phòng thu đầu tay của ca sĩ Phạm Thu Hà, sản xuất bởi Võ Thiện Thanh và Dream Studio[5], phát hành vào ngày 12 tháng 12 năm 2012 bởi Viết Tân. Đây là một sản phẩm kỳ công, kết hợp nhiều thể loại âm nhạc phức tạp như classical crossover[6], nhạc kịch, popchill-out, tổng hợp 9 giai điệu nhạc cổ điển nổi tiếng được phổ lời Việt, Pháp và Latinh.

Dù chỉ được phát hành vào cuối năm, Classic Meets Chillout vẫn có được sự chú ý của công chúng, và đặc biệt hơn nữa khi bất ngờ giành giải "Album của năm" tại Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 8 vào tháng 4 năm 2013[7], ngoài ra còn giúp Phạm Thu Hà có mặt tại đề cử "Nghệ sĩ mới của năm"[8].

Hoàn cảnh ra đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước Classic Meets Chillout, Phạm Thu Hà đã cho ra mắt album Tình thu (phát hành ngày 15 tháng 8 năm 2011), tổng hợp 8 ca khúc của Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Ánh 9, Vũ Đức Sao Biển, Vũ Quang Trung, Phú Quang, Dương Thụ. Album được hòa âm và sản xuất bởi các nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng, Võ Thiện ThanhHoài Sa, dù chỉ được phát hành nội bộ với số lượng hạn chế, song cũng gây được sự chú ý trong cộng đồng nghe nhạc[9][10]. Ngay sau khi cho phát hành album này, nhạc sĩ Võ Thiện Thanh đã đề nghị Phạm Thu Hà thực hiện một album mới với ý tưởng kết hợp âm nhạc cổ điểnchillout – một dự án mà cá nhân nhạc sĩ đã ấp ủ từ lâu[10][11][12].

Phạm Thu Hà khi đó là giảng viên Trường sư phạm nghệ thuật Trung ương[10][13] và bắt đầu học cao học thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội[9]. Khác với nhiều ca sĩ cùng trang lứa đã thử sức tại nhiều cuộc thi, sản phẩm lần này mới thực sự là lần ra mắt chính thức đầu tiên của cô với ngành giải trí[13]. Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh muốn tìm một cách diễn đạt mới âm nhạc cổ điển theo phong cách đương đại, trẻ trung và gần gũi với công chúng hơn[14], chính vì vậy classical crossover và chillout được nhạc sĩ kết hợp, gửi gắm vào giọng hát soprano đặc biệt của Phạm Thu Hà[10][15]. Anh nói: "Chúng tôi muốn đưa nhạc hàn lâm, kinh viện đến gần gũi hơn với các bạn trẻ... Nhiều nghệ sĩ danh tiếng trên thế giới và cả Việt Nam cũng đã lựa chọn cách làm này để đi đến với số đông công chúng, thay vì gói mình trong những không gian âm nhạc cổ điển và kén chọn người nghe."[13] Cá nhân ca sĩ tỏ vẻ rất tự tin với dự án:

"Từ nhiều năm nay, Hà đã nung nấu theo đuổi phong cách này và cho tới khi gặp anh Võ Thiện Thanh thì mình hoàn toàn tin tưởng rằng con đường mình chọn là đúng. Đây sẽ là cách để Hà vẫn phát huy được hết thế mạnh của giọng hát mà mình đã mất nhiều năm rèn rũa, tôi luyện. Con đường để Hà đến với công chúng sẽ gần và nhanh hơn nhờ những chất liệu âm nhạc đương đại thổi vào các tác phẩm cổ điển."[16]

Quá trình thu âm diễn ra trong vòng 6 tháng, chủ yếu tại phòng thu Dream Studio của nhạc sĩ Võ Thiện Thanh ở thành phố Hồ Chí Minh. Từng giai điệu được ca sĩ và nhạc sĩ chọn lựa và tập luyện cẩn thận, từ cách phối khí cho tới trình bày, nhằm có được hiệu quả tốt nhất[11]. Ngày 15 tháng 10 năm 2012, Phạm Thu Hà họp báo ra mắt đĩa đơn quảng bá "Habanera New Mix" (đạo diễn: Triệu Quang Huy; sản xuất: Viết Tân)[17]. Đĩa đơn CD của ca khúc còn có các bản phối khác của nhạc sĩ Trần Thanh Phương và các DJ Hoàng Touliver, Hoàng Anh, Dương Đại Dương và Slim V[15][18].

Ngày 10 tháng 11 năm 2012, Phạm Thu Hà cho phát hành đĩa đơn "Lụa", sản xuất bởi Chu Minh Vũ[19]. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Quốc Bảo dành riêng cho ca sĩ, lấy cảm hứng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Alessandro Baricco. Trước đó, tại chương trình Bài hát yêu thích ngày 4 tháng 11 ở Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, cô đã trình bày ca khúc này trên sân khấu cùng dàn nhạc giao hưởng Rhapsody Philharmonic pha trộn các thể loại cổ điển, fusion, jazz, pop/rock và R&B, gây được ấn tượng rất mạnh mẽ với giới chuyên môn, trực tiếp góp phần giúp cô giới thiệu phong cách âm nhạc của mình tới công chúng[20][21]. Tuy nhiên, đĩa đơn lại không được đưa vào album Classic Meets Chillout mà sau này nằm trong một dự án riêng giữa Phạm Thu Hà và Quốc Bảo thực hiện năm 2013[22].

Tới tháng 10 năm 2012, quá trình thu âm, chỉnh âm và hậu kỳ cơ bản hoàn tất. 9 giai điệu được lựa chọn cho Classic Meets Chillout. Ê-kíp định phát hành album ngay trong tháng 11[13][23], song vì một số vấn đề xuất bản, kế hoạch buộc phải hoãn lại vài tuần.

Các giai điệu được sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. "Pavane", Op.50 F-moll, sáng tác bởi Gabriel Fauré
  2. "Serenade", sáng tác bởi Franz Schubert
  3. "Tristesse B dur", sáng tác bởi Frédéric Chopin
  4. "Sonata Pathetique", Op.13-II Adagio cantabile, sáng tác bởi Ludwig van Beethoven
  5. "Khúc hát nàng Solveig", trích từ Peer Gynt, sáng tác bởi Edvard Grieg
  6. "Habanera", màn I La place, trích từ nhạc kịch Carmen, sáng tác bởi Georges Bizet
  7. "Ave Maria", sáng tác bởi Franz Schubert
  8. "Chèo thuyền", màn III Giulietta, trích từ nhạc kịch Những câu chuyện của Hoffmann, sáng tác bởi Jacques Offenbach
  9. "Adagio in G-moll", sáng tác bởi Tomaso Albinoni

Danh sách ca khúc

[sửa | sửa mã nguồn]
STTNhan đềPhổ lờiPhổ nhạcThời lượng
1."Rao đêm"Võ Thiện ThanhGabriel Fauré6:09
2."Khúc nhạc chiều"Phạm DuyFranz Schubert5:26
3."Ước mơ"Võ Thiện ThanhFrédéric Chopin3:56
4."Chiều"Võ Thiện ThanhLudwig van Beethoven4:10
5."Xuân tàn"Võ Thiện ThanhEdvard Grieg4:38
6."Habanera" (tiếng Pháp)Henri Meilhac và Ludovic HalévyGeorges Bizet3:28
7."Ave Maria" (tiếng Latinh)Walter ScottFranz Schubert4:49
8."Tình đôi ta"Dương Đình HưngJacques Offenbach4:58
9."Giấc mơ yêu"Phạm Thu HàTomaso Albinoni4:51

Thành phần tham gia sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát hành và đón nhận của công chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hãng đĩa Viết Tân là đơn vị sản xuất và phát hành cho album. Classic Meets Chillout chính thức được giới thiệu trong buổi họp báo ngày 11 tháng 12 năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh với sự có mặt của Phạm Thu Hà, Võ Thiện Thanh và nhà báo Chu Minh Vũ. Tại buổi họp báo, nữ ca sĩ đã trình bày ca khúc "Xuân tàn"[24][25]. Album được bày bán vào ngày 12 tháng 12.

"Với một sự đầu tư công phu, và đặc biệt là một sản phẩm âm nhạc chất lượng cao do chính các nghệ sĩ Việt Nam sản xuất "Classic Meets Chillout" sẽ góp phần vào việc định hướng thẩm mỹ cho khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ hiện nay."

~ Báo Hà Nội mới[4]

Ngay từ khi chưa chính thức phát hành, Classic Meets Chillout đã nhận được sự quan tâm lớn của công chúng. Cho dù thể loại classical crossover không phải là một thể loại mới ở Việt Nam khi đã có những album thành công lớn như Chat với Mozart (2005) hay Music of the Night (2009)[16], Classic Meets Chillout vẫn gây được sự chú ý[26]. Báo Dân trí khá bất ngờ với việc album ngay lập tức có tên trong 2 đề cử của Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến cho hạng mục "Nghệ sĩ mới của năm" và "Album của năm", nhưng lại coi đó "là niềm tin cho những nghệ sĩ mới nhưng có con đường phát triển tử tế và nội dung chất lượng"[26].

Báo Hà Nội mới ấn tượng phần thể hiện của Phạm Thu Hà với "phong cách bán cổ điển sang trọng mà vẫn trẻ trung, quyến rũ". Tờ báo khen ngợi chất giọng "rất tình cảm, rất gần lối hát nhạc trữ tình" nhưng cũng "choáng ngợp trước những âm thanh lộng lẫy đậm chất cổ điển"[27]. Tờ báo Le Courrier Vietnam cũng nhấn mạnh sự gần gũi với thẩm mỹ công chúng mà album đem lại, đồng thời ca ngợi kỹ thuật và chất giọng tốt của Thu Hà[28]. Báo Dân trí ghi nhận tâm huyết của nhạc sĩ Võ Thiện Thanh, đồng thời ấn tượng với màn "ra mắt" của Phạm Thu Hà với những bản năng, sự chăm chỉ và làm việc chuyên nghiệp của cô và toàn bộ ê-kíp[26]. Báo Tiền phong thì khá dè dặt về con đường mà ca sĩ lựa chọn, tuy nhiên rất hài lòng trong việc cô đã có được một định hướng nghệ thuật chuyên nghiệp với tư duy âm nhạc nghiêm túc[16].

Nhiều nghệ sĩ trong làng nhạc Việt Nam cũng rất hài lòng với album. Các nhạc sĩ Anh Quân, Trần Thanh Phương đều tỏ vẻ thích thú đối với Classic Meets Chillout[21]. Ca sĩ Tùng Dương vô cùng ấn tượng trước khao khát đem âm nhạc cổ điển tới với công chúng của Phạm Thu Hà và coi đây là album xuất sắc nhất năm 2012 của âm nhạc Việt Nam[29]. Ca sĩ Thu Minh dù tỏ ý khâm phục với lựa chọn của Thu Hà, nhưng cũng tỏ ý e ngại trước con đường mà cô chọn[21]. Trái lại, Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên thì rất hài lòng khi nói album là sản phẩm "mang đến hơi thở hiện đại cho những sản phẩm âm nhạc ra đời từ thế kỷ trước"[21].

Tháng 4 năm 2013, Classic Meets Chillout được trao giải "Album của năm" tại giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 8.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ca sĩ Phạm Thu Hà ra mắt album Classic meets chillout”. Phamthuha.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ “Album Classic meets chillout. Phamthuha.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2016.
  3. ^ Theo trang web chính thức của CD[2] thì ngày phát hành là 10 tháng 11. Tuy nhiên, có lẽ đây chỉ là ngày dự kiến phát hành.
  4. ^ a b “Phạm Thu Hà ra mắt album "Classic Meets Chillout". Báo Hà Nội mới. ngày 12 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2018.
  5. ^ “Album "Classic Meets Chillout" của Phạm Thu Hà”. Thể thao & Văn hóa. ngày 19 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2016.
  6. ^ “Phạm Thu Hà: Tư duy "chơi khác" nhạc cổ điển ở Việt Nam”. Vietnamplus. ngày 10 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2016.
  7. ^ “Cống hiến lần 8: Không cú đúp, bất ngờ nối bất ngờ”. Vietnamplus. ngày 24 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2016.
  8. ^ "Cống hiến không sợ trái chiều, chỉ sợ thiếu công tâm". Vietnamplus. ngày 20 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2016.
  9. ^ a b “Album "Classic Meets Chillout" của Phạm Thu Hà”. Thể thao & Văn hóa. ngày 19 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  10. ^ a b c d “Phát hiện mới của Võ Thiện Thanh”. VnExpress. ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  11. ^ a b “Ca sĩ Phạm Thu Hà: "Classic meet Chillout" là sản phẩm tâm huyết”. Thể thao & Văn hóa. ngày 17 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  12. ^ “Chí Anh giằng xé tình yêu với Phạm Thu Hà”. Ngoisao.net. ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  13. ^ a b c d “Phạm Thu Hà "trẻ hóa" nhạc cổ điển”. Dân trí. ngày 17 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  14. ^ “Trò chuyện cùng nghệ sĩ Phạm Thu Hà – hiện tượng lạ của showbiz Việt”. VTV. ngày 6 tháng 9 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2016.
  15. ^ a b “Aria "Habanera" được ca sĩ Việt làm mới với nhạc điện tử”. VOV. ngày 16 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  16. ^ a b c “Phạm Thu Hà: Chọn con đường chưa chắc có hoa hồng”. Tiền phong. ngày 16 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  17. ^ “Trải nghiệm mới với single đầu tay của Phạm Thu Hà”. MTV Việt Nam. ngày 15 tháng 10 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  18. ^ “Ca sĩ Phạm Thu Hà: Trình làng Habanera newmix”. Hà Nội mới. ngày 19 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  19. ^ “Lụa (Single 2012)”. phamthuha.com. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  20. ^ “Phạm Thu Hà được khen ngợi vì 'Lụa'. VnExpress. ngày 5 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  21. ^ a b c d “Phạm Thu Hà: Giọng hát cần được khổ luyện”. Thể thao & Văn hóa. ngày 19 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  22. ^ “Lụa – Rhapsody Philharmonic”. phamthuha.com. ngày 18 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  23. ^ “Phim CD hay tháng 11”. Đẹp. ngày 19 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2016.
  24. ^ “Võ Thiện Thanh cho ra lò "gà" mới”. YAN. ngày 12 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2016.
  25. ^ "Trình làng" nhạc cổ điển giao thoa”. Tuổi trẻ. ngày 12 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2016.
  26. ^ a b c “Phạm Thu Hà – Dấu ấn tự nhiên của bán cổ điển”. Dân trí. ngày 19 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016.
  27. ^ “Phạm Thu Hà ra mắt album "Classic Meets Chillout". Hà Nội mới. ngày 17 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016.
  28. ^ “Pham Thu Hà et son nouvel album Classic Meets Chillout (bằng tiếng Pháp). Le Courrier Vietnam. ngày 12 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016.
  29. ^ “Tùng Dương: Phạm Thu Hà sẽ thắng "bản sao" của tôi”. Vietnamplus. ngày 24 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Một ngày
của Mỹ Linh
Giải Cống hiến cho Album của năm
2013
Kế nhiệm:
Chuyện của mặt trời – Chuyện của chúng ta
của Đỗ BảoTrần Thu Hà
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Vì Sukuna đã bành trướng lãnh địa ngay lập tức, Angel suy luận rằng ngay cả Sukuna cũng có thể tái tạo thuật thức bằng phản chuyển
[Các tộc bài] Runick: Tiếng sấm truyền từ xứ sở Bắc Âu
[Các tộc bài] Runick: Tiếng sấm truyền từ xứ sở Bắc Âu
Trong sử thi Bắc Âu, có một nhân vật hiền triết cực kì nổi tiếng tên là Mímir (hay Mim) với hiểu biết thâm sâu và là 1 kho tàng kiến thức sống
Ao no Kanata no Four Rhythm Vietsub
Ao no Kanata no Four Rhythm Vietsub
Bộ phim kể về bộ môn thể thao mang tên Flying Circus, với việc mang Giày phản trọng lực là có thể bay
6 vụ kỳ án của thế giới crypto
6 vụ kỳ án của thế giới crypto
Crypto, tiền điện tử, có lẽ cũng được gọi là một thị trường tài chính. Xét về độ tuổi, crypto còn rất trẻ khi đặt cạnh thị trường truyền thống