Các chiến dịch lớn tại La Trinidad, xa lộ Rama, và Siuna và La Bonanza. Nhiều căn cứ của chính phủ bị chiếm tại các tỉnh Jinotega, Matagalpa, Zelaya Norte, Zelaya Sur, Chontales, và Rio San Juan.
Từ giai đoạn ban đầu, các nhóm nổi loạn nhận được hỗ trợ tài chính và quân sự từ Chính phủ Hoa Kỳ, và quyền lực quân sự của các nhóm này phụ thuộc vào sự hỗ trợ này. Sau khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua việc cấm hỗ trợ, chính quyền của Tổng thống Reagan vẫn tiếp tục âm thầm hỗ trợ contras. Các hành vi âm thầm hỗ trợ này đã lên đến đỉnh điểm trong vụ Iran-Contra.
Thuật ngữ "contra" bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha contra, nghĩa là chống lại nhưng trong trường hợp này là từ viết tắt của la contrarrevolución, nghĩa là "phản cách mạng". Một số quân nổi dậy không thích bị gọi là contras, cảm thấy từ này mang nghĩa xấu, hoặc mang nghĩa phục hồi lại chế độ/trật tự cũ. Các chiến binh nổi dậy thường tự gọi mình là comandos ("commandos"); những người nông dân ủng hộ quân nổi dậy thì gọi họ là los primos ("những người anh em"). Từ giữa thập niên 1980, khi nội các Reagan và quân nổi dậy tìm cách mô tả phong trào như là "cuộc phản kháng dân chủ", các thành viên của phong trào này bắt đầu gọi chính họ là la resistencia.
Trong cuộc chiến chống lại Chính phủ Nicaragua, lực lượng Contras đã có hàng loạt hành động vi phạm nhân quyền và sử dụng các chiến thuật khủng bố,[1][2][3][4][5] thực hiện hơn 1300 cuộc tấn công khủng bố.[6] Các hoạt động trên được thực hiện một cách có hệ thống theo chiến lược của lực lượng này. Những người ủng hộ quân Contras đã cố gắng làm giảm thiểu ý nghĩa của các hành động phi nhân quyền, nhất là nội các Reagan tại Hoa Kỳ khi đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của công chúng để công chúng có thiện cảm hơn đối với lực lượng contras.[7]
^Feldmann, Andreas E.; Maiju Perälä (tháng 7 năm 2004). “Reassessing the Causes of Nongovernmental Terrorism in Latin America”. Latin American Politics and Society. 46 (2): 101–132. doi:10.1111/j.1548-2456.2004.tb00277.x.
Asleson, Vern. (2004) Nicaragua: Those Passed By. Galde Press ISBN 1-931942-16-1
Belli, Humberto. (1985). Breaking Faith: The Sandinista Revolution and Its Impact on Freedom and Christian Faith in Nicaragua. Crossway Books/The Puebla Institute.
Brody, Reed. (1985). Contra Terror in Nicaragua: Report of a Fact-Finding Mission: September 1984 – January 1985. Boston: South End Press. ISBN 0-89608-313-6.
Brown, Timothy. (2001). The Real Contra War: Highlander Peasant Resistance in Nicaragua. University of Oklahoma Press. ISBN 0-8061-3252-3.
Gugliota, Guy. (1989). Kings of Cocaine Inside the Medellin Cartel. Simon and Schuster.
Horton, Lynn. Peasants in Arms: War and Peace in the Mountains of Nicaragua, 1979–1994. (1998). Athens: Ohio University Center for International Studies.
Miranda, Roger, and William Ratliff. (1993, 1994) "The Civil War in Nicaragua: Inside the Sandinistas." New Brunswick, NY: Transaction Publishers.
Moore, John Norton (1987). The Secret War in Central America: Sandinista Assault on World Order. University Publications of America.
Pardo-Maurer, Rogelio. (1990) The Contras, 1980–1989: A Special Kind of Politics. New York: Praeger.
Persons, David E. (1987) A Study of the History and Origins of the Nicaraguan Contras. Nacogdoches, Texas: Total Vision Press. Stephen Austin University Special Collections.
Webb, Gary (1998). Dark Alliance: The CIA, the Contras, and the Crack Cocaine Explosion, Seven Stories Press. ISBN 1-888363-68-1 (hardcover, 1998), ISBN 1-888363-93-2 (paperback, 1999).