Dãy phương ngữ

Dãy phương ngữ/phương ngôn hay chuỗi phương ngữ/phương ngôn là trường hợp mà trong một khu vực, những dạng ngôn ngữ lân cận nhau chỉ khác nhau chút ít, song những dạng ngôn ngữ cách xa nhau thì đủ khác biệt để khó mà/không thông hiểu nhau. Hiện tượng này xảy ra trên một phần lớn Ấn Độ (với các ngôn ngữ Ấn-Arya), Iran và hai nước láng giềng Afghanistan, Tajikistan (với tiếng Ba Tư), và ở thế giới Ả Rập (với tiếng Ả Rập). Nó còn xảy ra ở Bồ Đào Nha, nam Bỉ (Wallonia), nam Ý. Hiện tượng này có một số tên gọi như "dialect area" (vùng phương ngữ) (của Leonard Bloomfield)[1] hay "L-complex" (phức hợp L) (của Charles F. Hockett).[2] Có thể so sánh khái niệm này với loài vành đai trong sinh học tiến hoá.[3]

Dãy phương ngữ thường xuất hiện ở địa phương có lịch sử làm nông lâu dài, tại đây mỗi đặc điểm đổi mới bắt nguồn từ một điểm, rồi lan ra vùng lân cận theo mô hình làn sóng. Trong trường hợp này, cách phân loại theo thứ bậc thường gặp không phù hợp nữa. Thay vào đó, dãy phương ngữ thường được thể hiện bằng địa đồ phương ngôn cho thấy nét khác biệt nào đó giữa mỗi 'phương ngữ' trong dãy phương ngữ, đi kèm đường đồng ngữ để chỉ ra ranh giới cho điểm khác biệt ấy.[4]

Một góc bản đồ thứ 72 trong Atlas linguistique de la France (1902-1910, Địa đồ ngôn ngữ học nước Pháp), ghi nhận những dạng địa phương của từ "hôm nay" (aujourd'hui trong tiếng Pháp chuẩn).

Một dạng/phương ngôn trong một dãy phương ngữ có thể được ấn định làm ngôn ngữ chuẩn, trở thành ngôn ngữ uy tín cho dãy phương ngữ trong một khu vực chính trị/địa lý nào đó. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, sự lấn lướt của các quốc gia dân tộc (và đi kèm với đó, ngôn ngữ chuẩn chính thức) dần dần quét sạch hay lấn át những phương ngôn phi chuẩn giúp tạo nên dãy phương ngữ.

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bloomfield, Leonard (1935). Language. London: George Allen & Unwin. tr. 51.
  2. ^ Hockett, Charles F. (1958). A Course in Modern Linguistics. New York: Macmillan. tr. 324–325.
  3. ^ Cruse, D.A. (1986). Lexical Semantics. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 71. ISBN 978-0-521-27643-6.
  4. ^ Chambers, J.K.; Trudgill, Peter (1998). Dialectology (ấn bản thứ 2). Cambridge University Press. tr. 13–19, 89–91. ISBN 978-0-521-59646-6.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Smile - Kinh dị tốt, ý tưởng hay nhưng chưa thoát khỏi lối mòn
Review Smile - Kinh dị tốt, ý tưởng hay nhưng chưa thoát khỏi lối mòn
Smile là một bộ phim kinh dị tâm lý Mỹ năm 2022 do Parker Finn viết kịch bản và đạo diễn, dựa trên bộ phim ngắn năm 2020 Laura Has’t Slept của anh ấy
Viết cho những nuối tiếc của Nanami - Jujutsu Kaisen
Viết cho những nuối tiếc của Nanami - Jujutsu Kaisen
Nanami là dạng người sống luôn đặt trách nhiệm rất lớn lên chính bản thân mình, nên cái c.hết ở chiến trường ắt hẳn làm anh còn nhiều cảm xúc dang dở
Một vài thông tin về Joy Boy  - One Piece
Một vài thông tin về Joy Boy - One Piece
Ông chính là người đã để lại một báu vật tại hòn đảo cuối cùng của Grand Line, sau này báu vật ấy được gọi là One Piece, và hòn đảo đó được Roger đặt tên Laugh Tale
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Vào ngày 7 tháng 10, một bình minh mới đã đến trên vùng đất Thánh, nhưng không có ánh sáng nào có thể xua tan bóng tối của sự hận thù và đau buồn.